vĐồng tin tức tài chính 365

Thị trường ô tô cuối năm 2020: Xe nhập giảm tốc, xe lắp nước rút

2020-12-23 22:00

Trái với quy luật thường thấy ở nhiều năm trước đây, thị trường ô tô Việt Nam cuối năm 2020 đang chứng kiến hiện tượng giảm tốc của xe nhập khẩu nguyên chiếc trong khi các loại xe lắp ráp trong nước băng băng về đích.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, đã có 12.237 xe ô tô nguyên chiếc được làm đăng ký tờ khai hải quan trong tháng 11/2020, đạt giá trị tương ứng 273 triệu USD. Tháng liền trước, lượng xe nhập khẩu đạt 13.653 chiếc với trị giá 283 triệu USD.

Như vậy, kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc tháng vừa qua đã sụt giảm 10,4% về số lượng và giảm 3,6% về giá trị so với tháng 10/2020. Đây là một hiện tượng lạ ở thị trường ô tô Việt Nam trong giai đoạn cuối năm.

Trước đây, vào mỗi dịp cuối năm, khi nhu cầu mua sắm ô tô của người dân tăng lên, kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc theo đó cũng thường tăng tốc rất mạnh mẽ nhằm đáp ứng sức mua trên thị trường.

Sự sụt giảm của kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc tháng 11/2020 diễn ra chủ yếu ở nhóm xe du lịch chở người dưới 10 chỗ ngồi. Cụ thể, chỉ có 8.441 chiếc xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống được làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng, giảm đến 18,7% so với tháng liền kề trước đó.

Trong đó, lượng xe chở người dưới 10 chỗ ngồi nhập khẩu qua khu vực cảng Tp.HCM đạt 4.765 chiếc, giảm nhẹ 5,3% so với tháng trước. Lượng xe nhập khẩu qua cảng Hải Phòng đạt 3.642 chiếc, giảm 31,2%.

Báo cáo của Tổng cục Hải quan cũng cho biết, trong khi kim ngạch nhập khẩu xe du lịch giảm thì nhóm mặt hàng xe vận tải và xe chuyên dụng lại tăng tốc khá mạnh mẽ.

Cụ thể, lượng xe ô tô tải làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào nước ta trong tháng 11/2020 đạt đến 2.585 chiếc, tương ứng mức giá trị 61,4 triệu USD, tăng 6,6% về lượng và tăng 10,3% về trị giá so với tháng trước.

Nhóm xe chuyên dụng còn tăng tốc mạnh mẽ hơn khi có đến 1.199 chiếc được nhập khẩu trong tháng với trị giá khai báo hải quan đạt gần 51 triệu USD, tăng 45,2% về lượng và tăng 42,9% về trị giá so với tháng trước.

Hiện tượng giảm tốc của xe nhập khẩu tháng vừa qua cũng phản ảnh khá rõ tình hình thực tế tại thị trường ô tô Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sức nóng của nhóm ô tô lắp ráp trong nước.

Bởi lẽ, theo Nghị định 70/2020/NĐ-CP của Chính phủ, các loại xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được hưởng hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ cho đến hết năm 2020. Chính sách ưu đãi của Chính phủ đã giúp sức mua trên thị trường đối với xe lắp ráp trong nước tăng tốc và đang tiếp tục băng băng về đích.

Báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, đã có tổng cộng 36.359 xe được bán ra thị trường trong tháng 10/2020, tăng 9% so với tháng liền trước và tăng đến 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý là sản lượng bán hàng của các loại ô tô lắp ráp trong nước tháng 11/2020 đạt đến 23.509 chiếc, tăng 15% so với tháng liền trước.

Dự báo tình hình thị trường ô tô Việt Nam tháng cuối cùng của năm 2020 sẽ còn tiếp diễn hiện tượng giảm tốc của xe nhập khẩu trong khi xe lắp ráp trong nước tiếp tục tăng tốc mạnh mẽ.

Khảo sát cho thấy, đa số các mẫu xe lắp ráp trong nước đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ người tiêu dùng. Những mẫu xe được ưa chuộng như Kia Seltos, Hyundai Accent, Toyota Vios, Kia Sorento… thậm chí rơi vào cảnh cháy hàng.

Trong khi đó, do ít được ưu đãi hơn, nếu có ưu đãi chủ yếu xuất phát từ động thái "cắt lãi" của các hãng xe nên không khí mua sắm ở nhóm ô tô nhập khẩu có phần lặng lẽ hơn.

Bên cạnh đó, đại diện một số nhà nhập khẩu cho biết, do tình hình đại dịch Covid-19 còn phức tạp nên các doanh nghiệp khó dự đoán tình hình thị trường đầu năm 2021. Bởi vậy, lúc này đa số các hãng xe chỉ đang nhập khẩu cầm chừng.

KIM NGẠCH NHẬP KHẨU Ô TÔ NGUYÊN CHIẾC THÁNG 11/2020

Thị trường ô tô cuối năm 2020: Xe nhập giảm tốc, xe lắp nước rút - Ảnh 1.

Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Xem thêm: mth.54071246132210202-tur-coun-pal-ex-cot-maig-pahn-ex-0202-man-iouc-ot-o-gnourt-iht/nv.ahos

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thị trường ô tô cuối năm 2020: Xe nhập giảm tốc, xe lắp nước rút”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools