vĐồng tin tức tài chính 365

Bệnh viện chuẩn bị khi bệnh nhân 'nhảy tuyến'

2020-12-24 10:18

Đà Nẵng: tăng cường thông tin với các tỉnh để điều phối

Trước thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, Bệnh viện Đà Nẵng là cơ sở y tế tuyến cuối có số lượng bệnh nhân ngoại tỉnh luôn đạt xấp xỉ 50%.

Bệnh viện với quy mô 2.000 giường này có số lượng bệnh nhân điều trị nội trú rất đông từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và một số tỉnh Tây Nguyên.

Theo ông Lê Đức Nhân - giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, do dịch COVID-19, lượng bệnh nhân ngoại tỉnh có giảm hơn so với trước đây nhưng không loại trừ khả năng sẽ tăng đột biến một khi thực hiện liên thông BHYT tuyến tỉnh.

Để tránh quá tải, bệnh viện sẽ phối hợp với cơ sở y tế các tỉnh để trao đổi thông tin và thực hiện điều phối lượng bệnh.

Đối với bệnh viện tuyến quận huyện, bệnh viện này cũng hình thành một bộ phận chuyên khoa khám bệnh từ xa để có thể trực tiếp hỗ trợ các bệnh viện chẩn đoán, sàng lọc ca bệnh trước khi chuyển đến tuyến cuối điều trị.

"Những trường hợp cần phẫu thuật thì việc thực hiện các xét nghiệm được làm nhanh. Việc duyệt kế hoạch phẫu thuật cũng sẽ được thực hiện hằng ngày thay vì 2 ngày như trước đây. Ngoài ra để tránh quá tải, một số trường hợp bệnh sẽ được giới thiệu về các tuyến dưới phù hợp với chuyên môn" - ông Nhân nói.

TRƯỜNG TRUNG

benh vien da khoa kien giang

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang hiện thường xuyên quá tải bệnh nhân - Ảnh: KHOA NAM

Hà Nội: làm sao khi bệnh viện đã đầy?

Hà Nội có 2 bệnh viện chuyên khoa hạng 1 của thành phố nhưng giữ vị trí bệnh viện tuyến cuối là Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện U bướu Hà Nội.

Thông thường bệnh nhân từ các tỉnh chuyển lên 2 bệnh viện này thủ tục tương tự như chuyển lên bệnh viện tuyến trung ương.

Nhưng từ 1-1-2021, bệnh nhân ở các tỉnh có thể tự đến điều trị trái tuyến tại 2 bệnh viện này và được chi trả như đúng tuyến.

Ông Nguyễn Sinh Hiền - giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội - cho hay mỗi năm bệnh viện thực hiện 2.500 - 3.000 ca can thiệp tim mạch, phẫu thuật xấp xỉ 2.000 ca, chưa kể nhiều ngàn ca chụp tim mạch và khám - điều trị nội khoa. Với 380 giường hiện tại, công suất bệnh viện gần đầy.

"Về nhân lực chúng tôi có thể đáp ứng trong trường hợp bệnh nhân tăng thêm 10-20% so với hiện tại. Chúng tôi vẫn đang đề nghị xây dựng mới cơ sở 2 của bệnh viện, nếu được xây thì phải 2-3 năm nữa mới xong" - ông Hiền cho biết.

Để chuẩn bị mốc thời gian 1-1-2021, ông Hiền cho biết đang sửa lại khu phòng khám tại cơ sở 2 của bệnh viện, tăng số lượt khám có thể đáp ứng mỗi ngày.

LAN ANH

ĐBSCL: cơ hội nâng chất lượng, giữ bệnh nhân

Ông Nguyễn Thành Lập - trưởng phòng nghiệp vụ y, dược, quản lý hành nghề Sở Y tế Cần Thơ - cho biết quy định mới có hiệu lực về thông tuyến BHYT bệnh viện tuyến tỉnh từ ngày 1-1-2021 mở rộng quyền lợi cho người tham gia BHYT, đồng thời cũng là một thách thức đối với các bệnh viện.

Các bệnh viện phải phát triển dịch vụ kỹ thuật mới, tăng chất lượng khám chữa bệnh để thu hút người bệnh.

Ông Nguyễn Thanh Tùng - giám đốc Sở Y tế Hậu Giang - cho biết Bộ Y tế đã quy định rõ từng bệnh viện có chức năng nhiệm vụ và điều trị bệnh ra sao, tùy tình trạng bệnh lý và khả năng tiếp nhận mà bệnh viện đó quyết định cho bệnh nhân nhập viện, chứ không có nghĩa thông tuyến là tất cả bệnh nhân sẽ ùn ùn lên các bệnh viện ở TP.HCM nhập viện được.

"Tôi nghĩ với quy định thông tuyến này, tất cả bệnh viện sẽ có thời cơ và thách thức ngang nhau, anh làm tệ quá không phát triển thì người bệnh sẽ không tìm tới, không những chỉ gây quá tải tuyến trên mà còn ảnh hưởng nguồn thu của các bệnh viện địa phương. Các bệnh viện cũng phải tìm cách thay đổi phát triển mới có bệnh nhân", ông Tùng nói.

Tại Kiên Giang, ông Hà Văn Phúc - giám đốc Sở Y tế - cho hay hằng năm ở Kiên Giang có hàng ngàn lượt người đi TP.HCM khám, điều trị tại các cơ sở y tế cả công lập lẫn tư nhân.

Tuy nhiên, xu hướng này hiện đã giảm đáng kể, không phải bệnh gì cũng đi, vừa tốn kém vừa phải chờ chực lâu.

"Nguyên nhân cũng do chất lượng khám, điều trị của các bệnh viện địa phương đã được nâng lên tốt hơn. Nhiều kỹ thuật phức tạp đòi hỏi chuyên môn cao như: mổ nội soi, can thiệp tim mạch, mổ tim hở... đều thực hiện tốt tại tỉnh nhà", ông Phúc chia sẻ.

"Ưu tiên số 1 của bệnh viện là không ngừng tăng cường khâu khám chữa bệnh nhằm nâng cao chất lượng điều trị. Ngoài ra, bệnh viện xây dựng phương châm phục vụ tận tâm tận tình, coi bệnh nhân như người thân.

Nếu không làm tốt hai vấn đề này, dù có trang bị máy móc hiện đại tới đâu cũng không giữ chân được người bệnh" - phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng Thạch Khuôn chia sẻ.

Ông Bùi Đức Văn - giám đốc Bệnh viện Đa khoa Cà Mau - cho rằng dù BHYT có thông tuyến tỉnh thì lượng bệnh nhân đổ về TP.HCM khám sẽ không tăng đột biến vì bệnh nhân có bệnh đơn giản không thể lên TP.HCM điều trị nội trú bằng BHYT. "Có lẽ thời gian đầu khi BHYT thông tuyến tỉnh sẽ tăng đột biến.

Nếu tuyên truyền và hướng dẫn tốt sẽ ổn. Đối với Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, thời gian qua tỉ lệ chuyển tuyến đã giảm nhiều, còn 15 - 20%", ông Văn nói.

T.LŨY - K.NAM - K.TÂM - N.HÙNG

Xem thêm: mth.7181018042210202-neyut-yahn-nahn-hneb-ihk-ib-nauhc-neiv-hneb/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bệnh viện chuẩn bị khi bệnh nhân 'nhảy tuyến'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools