Vắc xin của Sinovac được vận chuyển bằng đường hàng không tới Brazil ngày 18-12 - Ảnh: AFP
Theo Hãng tin Reuters, các nhà nghiên cứu Brazil chỉ đưa ra con số hiệu quả trên 50% mà không công bố chi tiết ngày 23-12.
Theo lý giải của các quan chức Brazil, Sinovac - công ty có trụ sở ở Trung Quốc - đã đề nghị hoãn công bố toàn bộ dữ liệu trong vòng 15 ngày để chờ công ty này tổng hợp số liệu từ nhiều nước khác.
Brazil là một trong các quốc gia nhận vắc xin của Trung Quốc để thử nghiệm và là nước đầu tiên hoàn tất thử nghiệm giai đoạn 3 trên người ở quy mô lớn.
Hồi giữa tháng 11, trước thông tin hai loại vắc xin của Mỹ đạt hiệu quả trên 95%, đài truyền hình trung ương Trung Quốc lập tức tuyên bố vắc xin nước này hiệu quả trên 90%. Con số này tạo ra cuộc tranh luận kéo dài đến tận hôm nay bởi sự thiếu vắng các đánh giá từ bên ngoài Trung Quốc.
Do đó, theo báo South China Morning Post (SCMP), mọi sự chú ý đều dồn về Brazil. Mức độ hiệu quả của vắc xin do Sinovac phát triển dự kiến sẽ được công bố vào đầu tháng 12 này. Tuy nhiên, việc công bố này đã bị dời lại tới 3 lần, làm dấy lên nhiều câu hỏi và nghi ngờ. Sự ngờ vực đó đến từ cả bên trong Trung Quốc.
Là một bác sĩ, Zhang Quan nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc COVID-19. Anh được xếp vào nhóm ưu tiên tiêm vắc xin nhưng không mấy mặn mà với điều này. Với Zhang, rửa tay sạch sẽ và đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc hiện là cách tốt nhất để phòng lây nhiễm.
"Có nhiều thông tin nhân viên y tế ở Anh và Mỹ gặp biến chứng nghiêm trọng. Tôi không muốn làm chuột bạch trong phòng thí nghiệm", Zhang chia sẻ với SCMP và cho rằng tốt nhất nên chờ thêm một thời gian nữa. Vị bác sĩ 37 tuổi ở Liêu Ninh cho biết nhiều đồng nghiệp của anh cũng có cùng suy nghĩ trên.
Trước vắc xin ngừa COVID-19, Sinovac gây chú ý bằng việc sản xuất vắc xin ngừa bệnh tay chân miệng và vắc xin H1N1 đầu tiên được cấp phép trên thế giới, theo Bloomberg - Ảnh: REUTERS
Với mục tiêu ngăn chặn từ đầu, Trung Quốc dự tính sẽ tiêm khẩn cấp vắc xin ngừa COVID-19 cho 50 triệu người. Các đối tượng này bao gồm nhân viên bưu chính, nhân viên làm trong các chuỗi thực phẩm đông lạnh và vận tải cũng như bác sĩ, người cao tuổi.
Cho đến thời điểm hiện tại, khoảng 1 triệu người đã được tiêm phòng khẩn cấp, bao gồm những người ra nước ngoài làm việc vì đây là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, với những người còn ở Trung Quốc, không việc gì phải vội vàng trừ khi họ buộc phải làm điều đó.
Tại chợ thực phẩm Sanyuanli ở Bắc Kinh, một tiểu thương họ Feng cho biết mình đã từ chối khi được yêu cầu tiêm vắc xin. "Họ kêu chúng tôi đăng ký tiêm vắc xin nhưng tôi thấy không việc gì phải gấp gáp. Mọi thứ ở đây vẫn ổn kể cả khi không có vắc xin".
Khu chợ bà Feng buôn bán hằng ngày tiếp nhận nhiều kiện hàng đông lạnh nhập khẩu. Trung Quốc đã siết chặt nhập khẩu thực phẩm đông lạnh sau khi phát hiện virus corona trên bao bì. Bất chấp điều này, bà Feng tin rằng mọi thứ đều ổn cả vì hiện có rất ít người nước ngoài ở Trung Quốc.
Nhưng ông Zhu Junqiang ở Vũ Hán thì lại nghĩ khác. Là quản lý của một công ty nhập khẩu thịt đông lạnh, Zhu cho rằng vắc xin vô cùng cần thiết. "Lao động chỗ tôi được xét nghiệm COVID-19 mỗi 3 tháng một lần và luôn mặc đồ bảo hộ y tế nhưng tôi thấy như vậy là chưa đủ. Họ không thể đeo khẩu trang hay mặc đồ bảo hộ liên tục mấy tiếng được. Vắc xin vẫn tốt hơn".
Zhu nói ông biết chưa có vắc xin nào được phê duyệt tiêm phòng đại trà ở Trung Quốc cũng như không có đánh giá khách quan nào về các loại vắc xin này. Ông hi vọng chính quyền sẽ miễn phí vắc xin cho dân nhưng cũng sẵn sàng bỏ ra vài trăm nhân dân tệ để tiêm.
"Tôi không muốn đánh cược sức khỏe hay mạng sống của mình bằng vài trăm nhân dân tệ", Zhu bộc bạch.
TTO - Thành công trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19 khiến không ít người Singapore tự đặt câu hỏi liệu có cần thiết phải tiêm vắcxin phòng bệnh.
Xem thêm: mth.32315230142210202-taux-nas-coun-gnort-nix-cav-meit-mad-gnohk-couq-gnurt-iougn-ueihn/nv.ertiout