vĐồng tin tức tài chính 365

Xây dựng nông thôn mới: Bài toán xử lý chất thải rắn sinh hoạt

2020-12-24 15:22

Tại nông thôn, mỗi ngày phát sinh khoảng 32.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt. Xử lý rác thải là vấn đề "nóng" trong xây dựng nông thôn mới.

Nông thôn thải ra môi trường 320.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt/ngày

Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, số liệu Bộ Xây dựng cho thấy, tỉ lệ tăng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị của Việt Nam từ năm 2010-2019 trung bình 9%/năm. Năm 2019, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom tại đô thị của Việt Nam khoảng 40.182 tấn/ngày.

Tỉ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị của Việt Nam từ năm 2010-2019 trung bình tăng 1,1%/năm, đạt 90,7% vào năm 2019.

Tại khu vực nông thôn, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 32.000 tấn/ngày. Tỉ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt nông thôn trung bình đạt khoảng 40 - 55%. Tại các vùng nông thôn ven đô hoặc thị trấn, thị tứ đạt tỉ lệ cao hơn, khoảng 60-80%. Còn tại một số nơi vùng sâu, vùng xa, tỉ lệ thu gom chỉ đạt dưới 10%.

Đến nay, đã có khoảng 50% các xã trong toàn quốc thành lập tổ thu gom chất thải sinh hoạt. Tuy nhiên, tỉ lệ tái chế chất thải rắn sinh hoạt vùng nông thôn hiện vẫn còn thấp, chỉ mới dừng lại ở con số khiêm tốn 3,24%.

Tăng cường quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Hiện nay, quy hoạch quản lý chất thải rắn các lưu vực sông, các vùng kinh tế trọng điểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quy hoạch quản lý, xử lý chất thải rắn đã được phê duyệt tại 59/63 địa phương. Chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực nông thôn được xử lý theo 3 công nghệ: Chôn lấp (là chủ yếu), ủ phân compost và đốt.

Bài toán xử lý chất thải rắn trong tương lai

Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, đến nay, tỉ lệ hoàn thành công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã đạt kết quả cao, số xã có quy hoạch đến hết năm 2019 đã đạt gần 100%. Hiện nay, hệ thống quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật (trong đó có quy hoạch quản lý chất thải rắn) được quy định tích hợp vào quy hoạch tỉnh.

Các mô hình quản lý chất thải rắn nông thôn đã góp phần vào giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn, nâng cao nhận thức của người dân của một số địa phương trong việc giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn cũng như bảo vệ mô trường.

Khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Thạch Trị, Thạch Lạc (Hà Tĩnh). Ảnh:nongthonmoihatinh.vn
Khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Thạch Trị, Thạch Lạc (Hà Tĩnh). Ảnh:nongthonmoihatinh.vn

Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh (Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 7.5.2018) đã đặt ra các mục tiêu cụ thể đối với khu vực nông thôn.

Mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn tại hộ gia đình, cộng đồng hoặc kết hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn cùng chất thải rắn nông nghiệp tại hộ gia đình đang được nghiên cứu thực hiện tại nhiều địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn. Phí vệ sinh đã được chuyển sang giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, là cơ sở để nhiều địa phương xây dựng lộ trình tăng giá phù hợp, đảm bảo bù đắp kinh phí cho Nhà nước và nhà đầu tư. Các địa phương đã và đang xây dựng lộ trình thu giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, tiến tới giảm bù đắp từ ngân sách, tạo môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư.

Triển khai việc thực hiện Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Phấn đấu đạt các mục tiêu cụ thể năm 2025. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế chính sách về quản lý chất thải rắn, các quy chuẩn, tiêu chuẩn,…:

Tăng cường nghiên cứu khoa học, hiện đại hóa công nghệ và sản xuất thiết bị tái chế, xử lý chất thải rắn phù hợp điều kiện Việt Nam. Đối với khu vực nông thôn, có hướng dẫn thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, ủ phân hữu cơ tại hộ gia đình, tại cộng đồng, thu hồi chất thải rắn có thể tái chế để huy động sự tham gia của cộng đồng, giảm áp lực về chi phí quản lý chất thải rắn và bảo vệ môi trường.

Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu về chất thải rắn sinh hoạt ở cấp trung ương và địa phương, cập nhật hàng năm. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức người dân. Tăng cường trao đổi và hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, phi chính phủ về đào tạo nâng cao năng lực, học tập kinh nghiệm, trợ giúp kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính trong quản lý chất thải rắn.

Số lượng các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo các loại công nghệ đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam là 806 bãi chôn lấp; 258 cơ sở đốt và 57 cơ sở ủ phân compost. Công nghệ chôn lấp được sử dụng phổ biến nhất, với 81% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt. 12% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý tại các cơ sở đốt và 7% khối lượng được đưa đến các cơ sở ủ phân compost.

Xem thêm: odl.879468-taoh-hnis-nar-iaht-tahc-yl-ux-naot-iab-iom-noht-gnon-gnud-yax/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xây dựng nông thôn mới: Bài toán xử lý chất thải rắn sinh hoạt”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools