vĐồng tin tức tài chính 365

Giảm thiểu thanh, thiếu niên phạm tội đòi hỏi sự giáo dục từ gia đình

2020-12-24 18:37

Thanh, thiếu niên phạm tội có xu hướng tăng

Hội nghị tập huấn "Kỹ năng tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên" do trung tâm tư vấn pháp (TVPL) cộng đồng luật và Trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người chưa thành niên (trực thuộc hội Luật gia Việt Nam) chủ trì tổ chức tại xã Văn Phú, TP.Yên Bái, tỉnh Yên Bái vào ngày 24/12. 

Tham dự buổi tập huấn gồm có: Luật gia Trần Đức Long - Ủy viên Đảng đoàn, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch hội Luật gia Việt Nam; Luật gia Đặng Thị Thanh - Giám đốc trung tâm TVPL cộng đồng và TGPL cho người chưa thành niên; lãnh đạo hội Luật gia tỉnh Yên Bái; Chi nhánh của trung tâm TVPL cộng đồng và TGPL cho người chưa thành niên tỉnh Yên Bái; Ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Văn Phú cùng các luật gia, chuyên gia tư vấn và đại diện người dân xã Văn Phú tham dự. 

Tại buổi tập huấn, luật gia Đặng Thị Thanh cho biết, những năm gần đây, tình trạng người dưới 18 tuổi phạm tội ngày càng tăng cả về số lượng và mức độ phạm tội.

Chính sách - Giảm thiểu thanh, thiếu niên phạm tội đòi hỏi sự giáo dục từ gia đình

Luật gia Đặng Thị Thanh - Giám đốc trung tâm TVPL cộng đồng và TGPL cho người chưa thành niên.

Đáng báo động là tuổi đời phạm tội của người chưa thành niên cũng có xu hướng trẻ hoá. Nhiều vụ án, các bị cáo là người chưa thành niên phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Trong số các hành vi vi phạm pháp luật do thanh thiếu niên gây ra, ngoài hành vi cố ý gây thương tích, còn lại chủ yếu là các hành vi vi phạm liên quan đến tài sản như: Cưỡng đoạt, cướp, trộm cắp, cướp giật tài sản.

Cùng với đó, do tuổi đời còn quá trẻ, lại thiếu hiểu biết pháp luật, nên nhiều thanh, thiếu niên không ý thức được hậu quả do mình gây ra, các hành vi phạm tội thường gây nguy hiểm cho xã hội.

Hầu hết những thanh thiếu niên phạm tội là nam giới có trình độ học vấn thấp, không có công ăn việc làm, lười lao động, sớm xa rời sự quản lý, giáo dục của gia đình và nhà trường. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức pháp luật cho người chưa thành niên nói chung cho trẻ em nói riêng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, trong đó vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội là những yếu tố vô cùng quan trọng.

Chính sách - Giảm thiểu thanh, thiếu niên phạm tội đòi hỏi sự giáo dục từ gia đình (Hình 2).

Hội nghị thu hút người dân địa phương tham dự.

Hội nghị tập huấn được tổ chức với mục đích đánh giá thực trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật, thực trạng công tác phổ biến giáo dục pháp luật, đánh giá vai trò của gia đình trong việc phối kết hợp với nhà trường để nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên.

Buổi tập huấn giới thiệu một số kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ cơ sở về trách nhiệm cũng như phương pháp tuyên truyền giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên.

Gia đình cần xác định vai trò chủ đạo

Luật gia Lê Thị Kim Oanh - Chánh văn phòng trung tâm TVPL và TGPL cho người chưa thành niên tỉnh Yên Bái đưa ra số liệu cho thấy, tỷ lệ vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên tại gia đình có bố mẹ vi phạm pháp luật cao hơn gia đình bình thường.

Cụ thể, theo kết quả điều tra quốc gia về trẻ vị thành niên cho thấy 46% thanh, thiếu niên nghiện ma tuý không nhận được sự quan tâm từ gia đình, trong đó có tới 39% thanh, thiếu niên được hỏi cho biết, bố mẹ không biết họ đi đâu và làm gì vào mỗi tối.

Sự thiếu quan tâm từ gia đình có thể đến từ đặc thù công việc của bố, mẹ. Đơn cử, tại các gia đình làm nghề buôn bán có tới 38% trẻ chưa thành niên phạm tội. Ngoài ra, gia đình buôn bán bất hợp pháp thì tỷ lệ con cái phạm tội còn cao hơn với 52%, tại gia đình có người phạm tội thì tỷ lệ này là 40%...

Chính sách - Giảm thiểu thanh, thiếu niên phạm tội đòi hỏi sự giáo dục từ gia đình (Hình 3).

Luật gia Lê Thị Kim Oanh - Chánh văn phòng trung tâm TVPL và TGPL cho người chưa thành niên tỉnh Yên Bái.

Gia đình và nhà trường là nơi nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Do đó nhà trường và gia đình có vai trò lớn ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách, nhận thức của thế hệ trẻ, bởi môi trường giáo dục tốt sẽ tạo nên thế hệ tương lai có lối sống đạo đức, lành mạnh.

Mỗi gia đình không chỉ là nền tảng, tế bào của xã hội mà còn là nơi hình thành, giáo dục nhân cách thế hệ trẻ. Cha mẹ trước hết phải biến mình thành tấm gương, tổ chức lối sống lành mạnh cho con cái, thấu hiểu các con để đưa ra giải pháp giáo dục phù hợp.

Ngay từ nhỏ hãy dạy trẻ những điều nhỏ nhất như: Nhặt được của rơi trả người mất, chấp hành luật giao thông và tránh xa các loại tệ nạn xã hội…

Chính sách - Giảm thiểu thanh, thiếu niên phạm tội đòi hỏi sự giáo dục từ gia đình (Hình 4).

Người dân được cung cấp nhiều kiến thức cũng như nhận thức vai trò quan trọng của gia đình trong giáo dục con cháu.

Từ thực tế địa phương, ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Văn Phú cho biết, 5 năm qua toàn xã có 58 thanh thiếu niên vi phạm pháp luật (trong đó nam giới chiếm 51 và nữ 7 trường hợp). Đa số nguyên nhân phạm pháp do trình độ nhận thức thấp, thiếu hiểu biết, bị bạn bè lôi kéo và nguyên nhân quan trọng từ vấn đề giáo dục của gia đình. 

Trong những năm tới, lực lượng công an xã sẽ đóng vai trò nòng cốt, tham mưu cho Đảng uỷ và UBND xã những kế hoạch, hình thức đa dạng trong công tác phòng chống tội phạm. Đẩy mạnh tuyên tuyền phổ biến giáo dục tới mỗi gia đình có ý thực giáo dục con cái.

Ông Vũ Thế Đoàn, nguyên Thẩm phán, Phó Chánh toà phúc thẩm, TAND Tối cao cho rằng, hiệu quả trong công tác tuyên truyền là làm sao cho dễ hiểu, dễ nhớ và người nghe dễ làm theo. 

Tiếp theo đó, ông Vũ Thế Đoàn đã giới thiệu tới các đại biểu bài tham luận "Kỹ năng tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên". Qua đó, các đại biểu được cung cấp kiến thức về các kỹ năng cần thiết để áp dụng vào thực tiễn. 

Chính sách - Giảm thiểu thanh, thiếu niên phạm tội đòi hỏi sự giáo dục từ gia đình (Hình 5).

Vũ Thế Đoàn giới thiệu tham luận "Kỹ năng tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên".

Luật gia Chu Thị Minh Châu - Trưởng trung tâm TVPL cộng đồng và TGPL cho người chưa thành niên tỉnh Yên Bái cho biết, mỗi gia đình cần xác định vai trò chủ đạo trong giáo dục đạo đức cho con, bởi nhà trường đóng vai trò chính là cung cấp kiến thức. Thời gian các cháu ở nhà nhiều hơn, bố mẹ là người hiểu các con nhất, bởi vậy, mỗi gia đình cần sự quan tâm, thấu hiểu để giáo dục các con nhiều hơn.

Cũng theo luật gia Châu, để nâng cao ý thức của người chưa thành niên thì cần sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên, công tác này cần thiết thực, bám sát vào tâm lý các cháu. Nếu chỉ hình thức và nói suông thì sẽ không hiệu quả.

Chính sách - Giảm thiểu thanh, thiếu niên phạm tội đòi hỏi sự giáo dục từ gia đình (Hình 6).

Đại diện các gia đình có hoàn cảnh khó khăn xã Văn Phú lên nhận quà.

Trước khi kết thúc buổi buổi tập huấn, câu lạc bộ Nhân ái Tâm Thanh và trung tâm TVPL cộng đồng và TGPL cho người chưa thành niên đã tổ chức trao quà cho học sinh nghèo vượt khó và hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn thuộc xã Văn Phú với số tiền hỗ trợ trên 17 triệu đồng. 

Xem thêm: lmth.427005a-hnid-aig-ut-cud-oaig-us-ioh-iod-iot-mahp-nein-ueiht-hnaht-ueiht-maig/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giảm thiểu thanh, thiếu niên phạm tội đòi hỏi sự giáo dục từ gia đình”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools