Theo đề xuất của Tổng cục Đường bộ, người học lái xe phải có thêm phần thi trên phần mềm mô phỏng tình huống - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Nội dung đó được thể hiện trong tờ trình của Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa gửi Bộ Giao thông vận tải đề nghị phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng phần mềm mô phỏng các tình huống để sát hạch, cấp giấy phép lái ôtô.
Theo đó, Tổng cục Đường bộ đề xuất được phép xây dựng phần mềm mô phỏng 100 tình huống giao thông phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông gồm: lái xe trên đường phố đông người, đường cắt ngang, đường giao nhau với đường sắt, đường cao tốc, dừng chờ đèn đỏ, qua phà, đường giao cắt lập thể, đường đèo dốc, sương mù, mưa to, trơn trượt…
Nội dung các tình huống trên được lấy từ những lỗi vi phạm phổ biến trong thực tế, những vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng từng xảy ra… và minh họa trực quan thông qua các đoạn phim ngắn được dàn dựng, quay thực tế hoặc mô phỏng, tái hiện bằng đồ họa 3D.
Phần mềm được xây dựng và cài đặt trên hệ thống máy tính sẽ hiển thị các tình huống cho học viên, đồng thời đưa ra các yêu cầu đòi hỏi người học phải áp dụng các kiến thức về pháp luật giao thông, kỹ năng lái xe cơ bản để trả lời trong một thời gian nhất định.
Trong quá trình sát hạch, phần mềm được cài đặt trên hệ thống máy tính của các trung tâm sát hạch lái xe sẽ phát ngẫu nhiên các tình huống giao thông để học viên trả lời, nếu đạt thì học viên sẽ tiếp tục được dự sát hạch trong hình và sát hạch trên đường giao thông công cộng.
Hiện nay, việc sát hạch cấp bằng lái xe gồm 3 phần thi gồm: lý thuyết, thực hành lái xe trong hình, lái xe trên đường công cộng.
Nếu áp dụng phần mềm mô phỏng tình huống nói trên vào sát hạch lái xe, Tổng cục Đường bộ dự tính người học lái xe sẽ phải đạt 4 bài sát hạch mới được cấp bằng lái gồm: lý thuyết, bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông trên máy tính, thực hành lái xe trong hình, lái xe trên đường giao thông công cộng. Đạt cả phần thì này, học viên mới được cấp bằng lái ôtô.
Tổng cục Đường bộ dự kiến tổng mức đầu tư phần mềm mô phỏng các tình huống để sát hạch, cấp giấy phép lái ôtô khoảng 3 tỉ đồng từ kinh phí đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2021 và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Thời gian thực hiện dự án trong năm 2021.
TTO - Đa số đại biểu Quốc hội đã thể hiện chính kiến không tán thành việc ''tách'' dự án Luật giao thông đường bộ hiện hành thành Luật giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật bảo đảm an toàn trật tự giao thông đường bộ.
Xem thêm: mth.72803228142210202-oto-ial-gnab-iht-ihk-gnouh-hnit-gnohp-om-iab-meht-oc-neik-ud/nv.ertiout