vĐồng tin tức tài chính 365

Việt Nam sẽ có 6.500 km đường bộ cao tốc vào năm 2030

2020-12-24 21:56

Tại buổi tổng kết ngành giao thông vận tải ngày 24/12, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận những kết quả của ngành đã đạt được trong năm 2020.

Một số dự án như nâng cấp sửa chữa đường cất hạ cánh, đường lăn cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài được triển khai. Kết quả triển khai hệ thống thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng có nhiều tiến bộ, sản lượng vận tải luôn đạt và vượt mức kế hoạch đề ra…

Tuy nhiên, ngành giao thông vận tải vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Các dự án, công trình giao thông khởi công mới bao gồm các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công – tư trong giai đoạn 2016 - 2020 rất ít so với yêu cầu, quy hoạch phát triển. 

Việc hoàn thành 2.000 km đường bộ cao tốc chậm khoảng 2 năm so với mục tiêu đề ra. Nhiều dự án hạ tầng giao thông còn chậm tiến độ như: Cao tốc Bến Lức - Long Thành, La Sơn - Tuý Loan, Trung Lương - Mỹ Thuận; các dự án đường sắt đô thị: Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Ga Hà Nội, Bến Thành - Suối Tiên. 

Hạ tầng hàng không đã được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và du lịch, một số sân bay quốc tế lớn như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng... đều đã quá tải. Năng lực hệ thống hạ tầng đô thị chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ gia tăng dân số đô thị, nhất là về giao thông,

Bên cạnh đó, việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông còn khó khăn. Công tác giải phóng mặt bằng tại một số địa phương vẫn là vấn đề phức tạp làm kéo dài tiến độ thi công các công trình phát sinh chi phí đầu tư, chậm đưa vào khai thác sử dụng làm giảm hiệu quả đầu tư.

Phó thủ tướng nhấn mạnh, nhiệm vụ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trong 5 năm tới là rất nặng nề. Đến năm 2025, hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, hoàn thành giai đoạn 1 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Hoàn thành trên 1.700 km đường ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau.

Đầu tư các công trình giao thông trọng yếu theo quy hoạch, nhất là tuyến vành đai đô thị lớn, các tuyến đường bộ cao tốc, quốc lộ quan trọng. Đầu tư nâng cấp cảng hàng không, đặc biệt là các cảng hàng không trọng điểm, chuẩn bị để triển khai một số đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt vùng…

Phó thủ tướng yêu cầu ngành giao thông thực hiện tốt nhiều nhiệm vụ quan trọng. Cụ thể hoàn thiện thể chế, pháp luật liên quan đến ngành giao thông vận tải, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút hiệu quả nguồn lực cho đầu tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.

Khẩn trương rà soát, hoàn thành các quy hoạch ngành giao thông vận tải theo Luật Quy hoạch như Quy hoạch mạng lưới đường bộ, đường sắt, hệ thống cảng biển, càng hàng không, sân bay, đường thuỷ nội địa…Yêu cầu là phải gắn với Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm; quy hoạch các ngành, vùng, địa phương.

Trên cơ sở quy hoạch, Bộ chủ động phối hợp với các bộ, các địa phương để xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch giai đoạn 2021 – 2030, trong đó xác định rõ cơ cấu nguồn vốn để huy động.

Trong đó, có quy hoạch đường bộ cao tốc gần 6.500 km. Quy hoạch đường sắt: chú ý các tuyến đường sắt tháo gỡ nút thắt giữa Tp.HCM với Cần Thơ, Vũng Tàu, Tây Nguyên; giữa Hà Nội -Hải Phòng, Lào Cai; tuyến Bắc Nam. Quy hoạch cảng hàng không xác định rõ công suất các sân bay quốc tế cửa ngõ.

Đồng thời, tập trung thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư công năm 2021, giai đoạn 2021 - 2025. Đặc biệt là đẩy nhanh công tác hoàn thiện thủ tục đầu tư, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu xây lắp thực hiện các dự án đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông theo hình thức đầu tư PPP và đầu tư công; Khẩn trương triển khai Dự án đầu tư Cảng hàng không Quốc tế Long Thành. Kịp thời xử lý có hiệu quả các vướng mắc, tồn tại trong quá trình thu phí hoàn vốn các dự án BOT…

Xem thêm: mth.40250429142210202-0302-man-oav-cot-oac-ob-gnoud-mk-0056-oc-es-man-teiv/nv.ymonocenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Việt Nam sẽ có 6.500 km đường bộ cao tốc vào năm 2030”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools