vĐồng tin tức tài chính 365

Sở giao dịch chứng khoán có quyền bóp thanh khoản, ách giao dịch không?

2020-12-25 15:02

Kết thúc phiên giao dịch sáng 25.12, thị trường chứng khoán mà cụ thể là sàn HoSE diễn ra giao dịch bình thường, nhưng thanh khoản chỉ đạt hơn 7.150 tỉ đồng.

Có tiền mua không được, có cổ phiếu bán không xong...

Mức thanh khoản trên giảm so với phiên sáng ngày 24.12 khoảng 5.600 tỉ đồng, tương ứng mức giảm khoảng 44%. Theo đó, áp lực về giá trị thanh khoản và khối lượng lệnh đổ về Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) cũng giảm đi rất nhiều so với phiên giao dịch sáng ngày hôm qua.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa thể nói trước được điều gì vì tại thời điểm kết thúc phiên sáng, thị trường đang tăng gần 7 điểm. Trước mắt còn phiên chiều và đặc biệt là phiên khớp lệnh định kì xác định giá đóng cửa (ATC) thường có sự gia tăng đột biến về giá trị thanh khoản.

Không ít nhà đầu tư, vẫn chưa thể quên được phiên chiều ngày hôm qua khi thanh khoản bị bóp lại và số lượng lệnh bị ách lại tại các sàn của công ty chứng khoán thành viên không chuyển được qua sàn HoSE. Chính vì thế, nhiều nhà đầu tư có tiền muốn mua vào những mã cổ phiếu mình kì vọng, hoặc muốn bán chốt lời những mã cổ phiếu mình mong muốn, cũng không thể thực hiện được.

Trao đổi với một số nhân viên môi giới và chuyên gia tư vấn chứng khoán về tình trạng của chiều ngày hôm qua, hầu hết đều cho rằng chưa bao giờ gặp phải và chưa từng xảy ra trên sàn HoSE trong nhiều năm họ hành nghề.

Tất nhiên, việc bóp thanh khoản và ách lệnh giao dịch có thể là giải pháp tình thế trong phiên giao dịch chiều ngày 24.12, nhưng hệ lụy của nó là rất dễ khiến thị trường bị méo mó.

Mặt khác, về mặt pháp lí cũng cần đặt ra câu hỏi: Sở giao dịch chứng khoán có quyền bóp thanh khoản, ách lệnh giao dịch nếu các giao dịch này không vi phạm pháp luật và các qui định, qui chế của sở giao dịch?

Thẩm quyền của Sở giao dịch chứng khoán tới đâu?

Luật Chứng khoán ban hành năm 2006 có hiệu lực năm 2007, được sửa đổi, bổ sung năm 2010 với văn bản hợp nhất có hiệu lực từ ngày 1.7.2011 đến nay. Tại Điều 9 qui định về “Các hành vi bị cấm”, chỉ đề cập đến các hành vi gian lận, lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật; công bố thông tin sai lệch nhằm lôi kéo, xúi giục; sử dụng thông tin nội bộ để mua bán; thông đồng để thực hiện việc mua bán chứng khoán tạo ra cung cầu giả… Điều 9 không hề cấm đặt lệnh giao dịch trong bối cảnh hệ thống có thể quá tải.

Còn tại Điều 37 qui định về “Quyền của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán” đề cập đến việc ban hành các qui chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin và thành viên giao dịch sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận; cho phép sở giao dịch tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ giao dịch chứng khoán theo Quy chế giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán trong trường hợp cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư.

Theo Quy chế giao dịch chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM gồm 4 chương 33 điều có hiệu lực từ ngày 12.9.2016, tại Điều 22 qui định về “Xác lập và hủy bỏ giao dịch”. Trong đó, Khoản 2, HoSE có quyền công nhận hoặc hủy bỏ đối với các giao dịch đã được thiết lập vi phạm qui định giao dịch làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của nhà đầu tư.

Tại Khoản 3, qui định trường hợp hệ thống giao dịch gặp sự cố dẫn đến tạm ngừng giao dịch, HoSE phải có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Như vậy, các điều, khoản trong cả 2 văn bản trên đều không đề cập hoặc chưa lường tới việc được quyền bóp thanh khoản, ách lệnh giao dịch trước nguy cơ hệ thống có thể bị quá tải.

Xem thêm: odl.592568-gnohk-hcid-oaig-hca-naohk-hnaht-pob-neyuq-oc-naohk-gnuhc-hcid-oaig-os/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sở giao dịch chứng khoán có quyền bóp thanh khoản, ách giao dịch không?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools