vĐồng tin tức tài chính 365

Ba lý do người Mỹ lạc quan chuyện làm ăn năm 2021

2020-12-27 12:13

Nước Mỹ đã trải qua một mùa đông nghiệt ngã: Tăng trưởng việc làm chững lại, chi tiêu tiêu dùng đang cạn kiệt và một chủng virus lây lan nhanh đã làm tăng nguy cơ các cuộc phong tỏa mới.

Tuy nhiên, sau năm bất thường này, có 3 lý do để người Mỹ nghĩ rằng năm tới sẽ tốt hơn. Tất cả đều do đặc điểm riêng của cuộc suy thoái và phản ứng chính sách.

Vấn đề về cung, không phải cầu

Hầu hết cuộc suy thoái xảy ra khi lãi suất tăng hoặc thị trường tài chính căng thẳng, làm giảm nhu cầu hàng hóa và dịch vụ, dẫn đến thất nghiệp và điều này lại tiếp tục khiến nhu cầu giảm. Hoặc là chúng khởi đầu bằng một thảm họa tự nhiên, như bão, động đất làm gián đoạn việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ.

Khi một thảm họa kiểu đó kết thúc, sự phục hồi hình chữ V diễn ra. Nhưng thảm họa Covid-19, lan rộng nhất và kéo dài nhất trong một thế kỷ, vẫn chưa kết thúc. Có sự phục hồi hình chữ V một phần trong quý III, khi các lệnh đóng cửa được dỡ bỏ. Nhưng vì đại dịch chưa được kiểm soát, các hạn chế và giãn cách xã hội vì thế chưa chấm dứt và gần đây đã được thắt chặt.

Một khách hàng đeo khẩu trang nhận đồ ăn từ một nhà hàng ở San Francisco vào đầu tháng 12. Ảnh: Bloomberg.

Một khách hàng đeo khẩu trang nhận đồ ăn từ một nhà hàng ở San Francisco vào đầu tháng 12. Ảnh: Bloomberg.

Những hạn chế đó đang kìm hãm chi tiêu của người tiêu dùng. IHS Markit ước tính tiêu dùng cá nhân đang thấp hơn 7% so với mức cơ bản, được quy định bởi tiền lương và tiền công, các khoản thanh toán của chính phủ, sự giàu có, lãi suất, thuế và nhân khẩu học. Trong cuộc suy thoái 2007-2009, tiêu dùng cá nhân ở mức gần bằng hoặc cao hơn mức cơ bản.

Nếu vaccine có hiệu quả, hầu hết dân số nước Mỹ sẽ được tiêm phòng vào giữa năm sau, cho phép các hạn chế về giãn cách xã hội chấm dứt. Không có gì lạ khi nghĩ rằng chi tiêu của người tiêu dùng có thể quay trở lại mức cơ bản vào cuối năm tới. Điều đó có thể thúc đẩy tăng trưởng năm 2021 lên 5%, tốt nhất kể từ năm 1984.

Phản ứng chính sách không giống ai

Tổng thống Donald Trump tỏ ra nghi ngờ gói tài chính 900 tỷ USD của tuần này, bằng cách gợi ý rằng ông sẽ không ký nó. Còn nếu ông ký, tổng số tiền kích thích kể từ tháng 2 tăng lên 3.500 nghìn tỷ USD. Đó là một phần của GDP Mỹ, nhiều hơn số tiền cứu trợ trong cuộc suy thoái 2007-2009 và nó được chi trong vòng chưa đầy 2 năm thay vì 5 năm.

Tổng thống Trump gọi kế hoạch phát 600 USD cho mỗi người là "thấp đến mức nực cười" và một số người theo chủ nghĩa tự do cũng cảm thấy tương tự về khoản trợ cấp thất nghiệp 300 USD một tuần. Nhưng thực tế, cộng với các khoản trợ cấp tăng thêm từ tháng 3, tổng số tiền này là khoản trợ cấp tiền mặt liên bang lớn chưa từng có.

Trong khi đó, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cho biết vào tuần trước, "những lo ngại ngay từ đầu của chúng tôi về sự thiếu hụt thực sự nghiêm trọng và việc cắt giảm ngân sách lớn từ phía chính quyền bang và địa phương vẫn chưa xảy ra".

Các bang dự kiến doanh thu năm tài chính hiện tại (kết thúc vào tháng 6 năm sau) sẽ giảm 11% so với dự toán ban đầu, theo một báo cáo do Hiệp hội Cán bộ Ngân sách Nhà nước Quốc gia (NASBO).

Fed cũng hứa rằng lãi suất gần bằng 0 sẽ duy trì cho đến khi lạm phát đạt 2% và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức trước đại dịch. Cam kết chưa từng có này chỉ giúp ích một cách hạn chế trong khi đại dịch lan tràn. Nhưng một khi các hạn chế được dỡ bỏ, nó có thể làm tăng giá tài sản cũng như chi tiêu tiêu dùng và vốn.

'Vết sẹo' mau lành

Suy thoái thường gây ra thiệt hại lâu dài, bằng cách xóa sổ các doanh nghiệp cùng các mối quan hệ khó tái tạo giữa khách hàng, nhà cung cấp và nhân viên; cũng như khiến một số người thất nghiệp trong thời gian dài rời bỏ lực lượng lao động vĩnh viễn.

Đó là những ngày đầu, nhưng có những dấu hiệu cho thấy những tổn thương sẽ giảm nhanh. Theo Epiq Aacer, tổ chức theo dõi hồ sơ các vụ phá sản, thì thường phá sản sẽ tăng lên khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, nhưng lần này là giảm. Số doanh nghiệp nộp đơn xin phá sản có tăng, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức của cuộc suy thoái trước đó.

Ngay cả sau 7 tháng tăng trưởng vững chắc, tổng số việc làm trong tháng 11 vẫn thấp hơn 9,8 triệu người so với tháng 2, thâm hụt việc làm lớn hơn so với tháng 2/2010, mức thấp nhất của chu kỳ suy thoái trước. Nhưng Goldman Sachs ước tính 60% số việc làm bị thiếu là trong các ngành công nghiệp nhạy cảm với virus. Hầu hết trong số đó sẽ quay trở lại khi có vaccine.

Những công việc hoặc doanh nghiệp bị phá hủy trong những ngày đen tối nhất của đại dịch sẽ biến mất vĩnh viễn. Nhưng sự phục hồi nhanh chóng trong năm tới mang lại hy vọng rằng nhiều người thất nghiệp sẽ tránh được cái bẫy của thất nghiệp dài hạn và các doanh nghiệp mới sẽ sớm vươn lên từ đống tro tàn.

Phiên An (theo WSJ)

Xem thêm: lmth.3922124-1202-man-na-mal-neyuhc-nauq-cal-ym-iougn-od-yl-ab/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ba lý do người Mỹ lạc quan chuyện làm ăn năm 2021”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools