vĐồng tin tức tài chính 365

Dạy tài xế lái xe sao cho an toàn còn quá đơn giản?

2020-12-28 20:48
Dạy tài xế lái xe sao cho an toàn còn quá đơn giản? - Ảnh 1.

Mục tiêu đào tạo lái xe ôtô (GDE) tại Tây Ban Nha - Nguồn: Molina và cộng sự, 2014

Thiếu mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn an toàn

Để tài xế hành xử an toàn trên đường thì nó phải là một phần không thể thiếu, nếu không nói là quan trọng nhất, của quá trình đào tạo và sát hạch lái xe.

Được công bố từ năm 2002, Ma trận mục tiêu đào tạo lái xe ôtô châu Âu (GDE) hiện được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Theo đó, ở các cấp độ khác nhau, một hành vi lái xe được hình thành từ ba yếu tố và tất cả chúng đều liên quan đến an toàn, đặc biệt là nhận thức nguy cơ.

An toàn còn phải là mục tiêu của mọi hoạt động của cơ sở đào tạo lái xe. Chẳng hạn, Trung tâm Đào tạo lái xe an toàn Singapore (SSDC) có sứ mệnh là "thúc đẩy an toàn đường bộ và hỗ trợ chiến lược an toàn đường bộ dài hạn của Chính phủ", tầm nhìn là "Bồi dưỡng cho người lái xe các kiến thức, kỹ năng và cách ứng xử ưu tú để lái xe an toàn" và những giá trị cốt lõi là "giáo dục an toàn - dịch vụ xuất sắc - tận tâm - sáng tạo".

Đáng tiếc là Việt Nam chúng ta hiện không có mục tiêu, sứ mệnh hay tầm nhìn đào tạo lái xe nào được công khai tuyên bố.

Những khóa học mang tên 'AN TOÀN'

Theo báo cáo chuyên đề về đào tạo, giáo dục và cấp giấy phép lái xe (2007), một dự án do Ủy ban châu Âu tài trợ, nhiều nước châu Âu đã thiết kế chương trình đào tạo lái xe dựa trên GDE với nhiều bài học lý thuyết và thực hành về tự đánh giá, nhận thức nguy cơ và lái xe an toàn.

Chẳng hạn, để được dự sát hạch lái xe ôtô, người học tại Na Uy phải bắt buộc hoàn thành 30 bài học, chia làm hai khóa cơ bản và kết thúc, trong đó riêng khóa kết thúc gọi là "Khóa học lái xe an toàn" với 13 bài học, chiếm 43 %.

Ở nhiều nước khác, an toàn có thể là bài học riêng biệt hay ghép chung, nhưng nhìn chung đều có một thời lượng đáng kể trong chương trình đào tạo. Tại Mỹ, các bài thực hành lái xe cuối cùng thường là "Kỹ thuật lái xe an toàn" và "Chiến lược đảm bảo an toàn".

Tại Singapore, phần lý thuyết có 3 nội dung về "Tài xế an toàn", 77 về "Quy tắc ứng xử trên đường", 34 về "Kỹ thuật lái xe an toàn" và 37 về "Lái xe lịch sự", chiếm gần 22%. Chưa tính hướng dẫn an toàn trong các nội dung kỹ thuật lái xe khác.

Như vậy, đào tạo về nhận thức nguy cơ và lái xe an toàn là phổ biến và được thực hiện khá lâu trên thế giới. Nhưng đáng tiếc là chương trình đào tạo nước ta hiện chỉ có 2,5 giờ "Kỹ thuật lái xe an toàn chủ động" và 1 giờ "Tâm lý điều khiển xe ôtô" trong số 20 giờ của môn Kỹ thuật lái xe. Không có giờ học thực hành nào về nhận thức nguy cơ hay lái xe an toàn.

Dạy tài xế lái xe sao cho an toàn còn quá đơn giản? - Ảnh 2.

Hình sân sát hạch lái xe Singapore - Nguồn: Sổ tay chính thức Lý thuyết lái xe kết thúc

Sát hạch lái xe an toàn, tại sao chưa? 

Sát hạch là bước kết thúc và đo lường kết quả của tiến trình đào tạo. Do vậy, luôn phải có những nội dung đánh giá về nhận thức nguy cơ, lái xe an toàn, có thể là riêng biệt hay ghép chung, hoặc là cả hai.

Tại Úc, người học phải trải qua bài Sát hạch nhận thức nguy cơ, trên máy vi tính, mới được cấp GPLX ôtô tạm thời (dùng cho tập lái xe). Tại châu Âu, sát hạch lái xe bao gồm nhận thức nguy cơ và phải đảm bảo phản ánh được mục tiêu đào tạo.

Khác với Việt Nam, ở phần lớn các nước tiên tiến trên thế giới, sát hạch thực hành lái xe vẫn  hoàn toàn do người chứ không phải máy chấm. Máy giúp chống được tiêu cực, nhưng lại không thể đánh giá được những thái độ nhận thức nguy cơ và thao tác an toàn như con người.

Chẳng hạn, sát hạch thực hành lái xe Singapore cũng gồm hai phần trong hình và trên đường như nước ta, nhưng đều do người chấm. Có nhiều lỗi về an toàn chỉ có thể do con người đánh giá, điển hình là:

- Không xác nhận an toàn khi lái xe qua các hình đường vòng quanh co, đường vuông góc, chuyển hướng và đỗ xe;

- Không vượt qua khi cần thiết, không giảm tốc độ khi tiếp cận các mối nguy hiểm trên đường;

- Tốc độ quá chậm do đường hoặc điều kiện giao thông;

- Không kiểm tra điểm mù; kiểm tra điểm mù, gương chiếu hậu không chính xác;

- Không điều chỉnh gương trước khi lái;

- Không kiểm tra gương chiếu hậu trước khi rời đi, chậm lại, rẽ, chuyển làn, vượt xe;

- Không chú ý đến giao thông.

Cũng thật đáng tiếc là chúng hoàn toàn vắng bóng trong phiếu chấm sát hạch của nước ta.

Câu hỏi sát hạch lý thuyết lái xe: sai nguyên tắc?Câu hỏi sát hạch lý thuyết lái xe: sai nguyên tắc?

TTO - Để đảm bảo chất lượng, câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết lái ôtô phải được biên soạn theo những chuẩn mực nhất định, được công nhận và sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Xem thêm: mth.20761409182210202-naig-nod-auq-noc-naot-na-ohc-oas-ex-ial-ex-iat-yad/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Dạy tài xế lái xe sao cho an toàn còn quá đơn giản?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools