vĐồng tin tức tài chính 365

Tăng trưởng GRDP của TPHCM chưa bằng một nửa mức tăng cả nước

2020-12-29 20:35

Tăng trưởng GRDP của TPHCM chưa bằng một nửa mức tăng cả nước

Lê Hoàng

(TBKTSG Online) - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của TPHCM trong năm 2020 ước tính chỉ tăng 1,39% so với cùng kỳ năm trước, chưa bằng một nửa tốc độ tăng trưởng cả nước. Thu ngân sách cũng giảm 14,2% và Thành phố nhập siêu hơn 3 tỉ đô la.

Tăng trưởng bán lẻ là một trong những điểm sáng về phát triển kinh tế của TPHCM .Ảnh minh họa: Hùng Lê

Thông tin này được ghi nhận tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2020 của Cục Thống kê TPHCM vào chiều ngày 29-12. TPHCM là địa phương đóng góp trên 22% GRDP của cả nước.

Dịch bệnh cản trở tăng trưởng 

Tại cuộc họp, ông Huỳnh Văn Hùng, Cục trưởng Cục thống kê TPHCM, cho rằng dù chịu tác động của dịch bệnh  Covid-19 trên khắp các lĩnh vực, nhưng GRDP năm 2020 của Thành phố ước vẫn tăng 1,39% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, mức tăng này thấp hơn nhiều của mức tăng năm ngoái (mức tăng của năm 2019 ước 7,83%), và đây là lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của TPHCM chưa bằng một nửa tốc độ tăng trưởng cả nước. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 của cả nước tăng 2,91%.

Trong mức tăng trưởng chung 1,39% của kinh tế thành phố, khu vực nông lâm thủy sản tăng 2,06% và đóng góp 0,01 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 0,43% và đóng góp 0,11 điểm phần trăm; khu vực thương mại dịch vụ tăng 2,17% và đóng góp 1,33 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 0,51%.

Theo ông Hùng, do chịu sự ảnh hưởng rất nặng nề bởi dịch kéo dài, dù khu vực thương mại dịch vụ có mức tăng trưởng 2,17%, nhưng đây là mức tăng thấp nhất trong 10 năm gần đây. Trong đó lưu trú và ăn uống giảm 33,94%, hoạt động kinh doanh bất động sản giảm 4,37%.

Giá trị tăng thêm của 9 ngành dịch vụ trọng yếu trên địa bàn Thành phố chiếm 56,7% trong GRDP và chiếm 90,9% trong khu vực dịch vụ; trong đó, 4 ngành chiếm tỷ trọng cao trong GRDP là thương nghiệp (15,7%), vận tải kho bãi (9,6%), hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (5,2%), tài chính ngân hàng (8,7%).

Đây cũng là những ngành là chủ đạo chiếm 39,2% trong GRDP, chiếm 62,9% nội bộ khu vực dịch vụ.

Về cơ cấu kinh tế TPHCM năm 2020, xét theo giá hiện hành, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 0,7%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,2%; khu vực thương mại dịch vụ chiếm 62,4%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 12,7%.

Riêng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn được ghi nhận giảm 1,3%, tương ứng khoảng 1,22 triệu tỉ đồng. Trong đó giảm mạnh nhất rơi vào doanh thu du lịch lữ hành với 76,7% dù chỉ chiếm 0,6% (tương ứng hơn 7.400 tỉ đồng) tổng mức, doanh thu lưu trú ăn uống giảm 33,8%, chỉ đạt hơn 77.000 tỉ đồng...

Lãnh đạo Cục thống kê TPHCM cho biết thêm do thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, giãn/giảm thuế nên các nguồn thu đều hết sức khó khăn, khiến thu ngân sách nhà nước lần đầu tiên giảm 14,2% và chính quyền phải cắt giảm gần 10% ngân sách chi địa phương, trong khi nhu cầu về vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng nhăm kích thích tăng trưởng rất lớn.

Đáng chú ý, giá trị gia tăng ngành công nghiệp chỉ tăng 0,47% so với cùng kỳ và khó trở lại nhịp tăng trưởng cao 7 - 7,5% như trước khi xuất hiện dịch Covid-19 do tình hình tiêu thụ, đơn hàng sản xuất giảm.

Thành phố tiếp tục nhập siêu

Ông Huỳnh Văn Hùng, Cục trưởng Cục thống kê TPHCM chia sẻ thông tin tại cuộc họp. Ảnh: Lê Hoàng

Thống kê của Cục Thống kê Thành phố cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp thành phố xuất qua cảng thành phố (kể cả dầu thô) năm 2020 đạt 40.211,9 triệu đô la Mỹ, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Và TPHCM có 5 nhóm hàng hóa đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỉ đô la, chiếm 83,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; trong đó, dẫn đầu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 17,8 tỉ đô la.

Tiếp theo là nhóm hàng hóa khác đạt 6,9 tỉ đô la; dệt may đạt 4,3 tỉ đô la; giày dép đạt 2,2 tỉ đô la; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 2,2 tỉ đô la.

Về lĩnh vực nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp thành phố nhập qua cảng thành phố ước đạt 43,366,3 tỉ đô la, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước. TPHCM có 8 nhóm hàng nhập khẩu trị giá trên 1 tỉ đô la, chiếm 86,8% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong đó dẫn đầu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 16,5 tỉ đô la (chiếm 38% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước).

Tiếp theo là nhóm hàng hóa khác đạt 9,5 tỉ đô la; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác đạt 4,7 tỉ đô la; vải các loại đạt 1,7 tỉ đô la; các nhóm hàng còn lại là chất dẻo, sắt thép, sản phẩm hóa chất và điện thoại các loại.

Cán cân thương mại hàng hóa tính chung năm 2020 TPHCM tiếp tục nhập siêu 3,15 tỉ đô la, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 7,56 tỉ đô la, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 4,41 tỉ đô la.

Trong khi đó, theo số liệu Tổng cục Thống kê, cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 cả nước ước tính xuất siêu 19,1 ti đô la, mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỉ đô la, tăng 6,5%; nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỉ đô la, tăng 3,6%.

Cục Thống kê TPHCM ghi nhận tổng thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2020 ước thực hiện 352.000 tỉ đồng, đạt 86,7% dự toán. Trong đó thu nội địa khoảng 238.000 tỉ đồng (giảm 11,4%), thu từ dầu thô 10.500 tỉ đồng (giảm 52,2%), thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 103.500 tỉ đồng (giảm 12,8%) so với cùng kỳ.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2020 tăng 2,78% so với bình quân năm 2019. Có 165.754 người nhận quyết định trợ cấp thất nghiệp.

 

Xem thêm: lmth.coun-ac-gnat-cum-aun-tom-gnab-auhc-mchpt-auc-pdrg-gnourt-gnat/102213/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tăng trưởng GRDP của TPHCM chưa bằng một nửa mức tăng cả nước”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools