vĐồng tin tức tài chính 365

Trốn cách ly, gây họa cho đất nước

2020-12-30 09:29
Trốn cách ly, gây họa cho đất nước - Ảnh 1.

Công dân nhập cảnh qua biên giới ở Hà Tĩnh đều phải khai báo y tế, đo thân nhiệt - Ảnh: MINH TOÀN

Các biện pháp cần làm là tăng cường ngăn chặn ở cửa ngõ biên giới và vận động người thân tuyên truyền cho người ở nước ngoài có ý định về nước trái phép.

Mặc dù Chính phủ đã có những chỉ thị ngăn chặn việc nhập cảnh trái phép và trừng phạt nghiêm khắc các trường hợp tổ chức nhập cảnh trái phép, tình trạng này càng có dấu hiệu gia tăng vào dịp năm hết, tết đến.

"Tôi nhấn mạnh dù có vắcxin nhưng ít nhất từ giờ đến hè sang năm, Việt Nam chưa có vắcxin tiêm đại trà, đặc biệt tháng cao độ này phải nỗ lực giữ an toàn, đảm bảo đón tết an toàn, yên vui.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam

Mỗi ngày hàng trăm trường hợp nhập cảnh trái phép

Khoảng 7h sáng qua 29-12, Đồn biên phòng Ngọc Chung (Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Cao Bằng) phát hiện 9 người Việt Nam (trong đó có 2 trẻ em) trở về qua khu vực mốc 783.

Trung tá Ngôn Ngọc Vân, chính trị viên Đồn biên phòng Ngọc Chung, cho biết nhóm người này khai nhận đi làm thuê ở Trung Quốc.

Xe từ Trung Quốc chở họ đến khu vực biên giới và chỉ đường đến mốc 783. Sau đó, nhóm người này đã men theo khu vực đường mòn, lối mở để tìm đường về Việt Nam.

"Mốc 783 rất xa, cách trung tâm đơn vị hơn 20km. Đường đi rất khó khăn, chưa kể vào sâu khu vực biên giới không có sóng điện thoại, các đối tượng thường lợi dụng những nơi khó khăn, heo hút để nhập cảnh trái phép" - trung tá Vân thông tin.

Tại Đồn biên phòng Ngọc Chung, từ đầu năm 2020 đã phát hiện trên 500 người nhập cảnh trái phép, đặc biệt cao điểm trung tuần tháng 12 là thời điểm cận Tết Nguyên đán đã phát hiện 18 vụ nhập cảnh trái phép với 380 người.

"Trung bình mỗi ngày phát hiện trên 20 người nhập cảnh trái phép, cao điểm có ngày phát hiện trên 50 người" - trung tá Vân cho biết.

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương sáng qua 29-12, đại tướng Tô Lâm - bộ trưởng Bộ Công an - cho biết trung bình mỗi ngày có hàng trăm người xuất nhập cảnh bất hợp pháp.

"Đây là áp lực rất lớn và lực lượng công an phải ngăn chặn, phát hiện, phòng chống. Từ đầu năm đến nay có khoảng 14.000 người Việt Nam xuất - nhập cảnh bất hợp pháp. Nếu số này vào sẽ rất khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19" - Bộ trưởng Tô Lâm nêu đánh giá.

Trốn cách ly, gây họa cho đất nước - Ảnh 3.

Lực lượng chức năng phong tỏa khu nhà trọ của bệnh nhân 1453 ở (đường số 4, P.Long Bình, Q.9, TP.HCM) ngày 29-12- Ảnh: Minh HÒA

Nhu cầu về nước cuối năm tăng mạnh

Bộ trưởng Tô Lâm cũng nhìn nhận: "Trong dịp đón tết này thì nhu cầu của người Việt Nam ở nước ngoài muốn về nước rất lớn và ngày càng lớn. Trên thực tế, chúng tôi đang xử lý vấn đề này rất vất vả nên nếu không có biện pháp hữu hiệu sẽ tác động rất lớn đến công tác phòng chống bệnh dịch, đảm bảo an ninh, an toàn, phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong dịp đón tết, bầu cử".

Hiện nay Chính phủ đã đưa khoảng 70.000 người Việt Nam ở nước ngoài về nước, nhưng số lượng người Việt Nam ở nước ngoài còn rất lớn, có nhu cầu về nước ngày càng tăng. Theo ông Tô Lâm, số lượng người nhập cảnh, bao gồm cả người Việt được đón về nước bằng các chuyến bay giải cứu, còn tăng rất lớn trong dịp cuối năm.

"Đời sống của người Việt Nam ở nước ngoài rất khó khăn, bệnh dịch cũng không được lo, chăm sóc chu đáo. Hiện nay số lao động là người Việt ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc rất lớn, hàng trăm nghìn người.

Có hai điểm rất quan trọng, sát chúng ta là Trung Quốc và Campuchia, số lượng người Việt đi qua bằng đường bộ về Việt Nam rất lớn. Do đó, chúng ta phải đảm bảo tốt, chăm sóc, đón bà con nhưng phải đảm bảo phòng chống dịch" - ông nhấn mạnh.

Tất cả phải vào cuộc

Tại hội nghị, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam - trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 - đề nghị nhiều giải pháp phòng chống dịch hiệu quả trong giai đoạn cao điểm từ nay đến Tết Nguyên đán.

Cho rằng mặc dù đã có vắcxin nhưng dịch vẫn trong tình trạng căng thẳng ít nhất đến hè 2021 nên ông cho rằng cần phải có giải pháp dài hạn.

Hiện nay nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào là cơ bản, nên cùng với việc tăng cường lực lượng biên phòng, cần huy động người dân cung cấp thông tin, phản ảnh những người có dấu hiệu nhập cư, di chuyển vào trong nước.

"Tôi đề nghị tất cả các cấp ủy Đảng, chính quyền vận động người dân, đề nghị báo chí vào cuộc. Người dân có người thân đang ở nước ngoài chủ động thông tin người thân của mình tuyệt đối không nhập cảnh trái phép. Không thể vì tránh việc cách ly của mình mà gây họa cho cộng đồng và cả đất nước" - ông Đam nhấn mạnh.

Nhìn từ thực tiễn ca nhiễm tại TP.HCM vào tháng trước và các ca trốn cách ly vừa qua, ông cho rằng một số nơi vẫn chưa thực hiện nghiêm.

Đặc biệt là việc quản lý sau cách ly, bàn giao về địa phương, theo dõi y tế 14 ngày, theo ông, chính quyền cơ sở, y tế và công an phải nắm từng đối tượng, mỗi ngày ít nhất một lần qua điện thoại, tin nhắn phải xác minh.

Về giải pháp căn cơ, ông Đam cho rằng từ cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám tư nhân, trường học, cơ sở lưu trú phải tự xác định xem đã làm tốt biện pháp an toàn hay chưa, cập nhật thêm hệ thống an toàn COVID theo quy định. Tới đây sẽ yêu cầu hệ thống phương tiện giao thông, chợ búa, nhà máy đều phải làm nghiêm.

129

Đó là số người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam trong ngày 29-12, theo thông tin từ Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng. Các trường hợp chủ yếu đi qua các khu vực đường mòn, lối mở dọc tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc (100 người), Việt Nam - Campuchia (28), Việt Nam - Lào (1).

HÀ THANH

CSGT tập trung kiểm tra, xử lý xe chở người nhập cảnh trái phép

Chiều 29-12, trao đổi với Tuổi Trẻ, đại tá Nguyễn Quang Nhật - trưởng Phòng hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (Cục Cảnh sát giao thông) - cho biết hiện đơn vị đang thực hiện đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tấn công, trấn áp tội phạm trên phạm vi toàn quốc.

"CSGT sẽ chú trọng thực hiện các biện pháp quản lý xe chở khách để ngăn chặn hành vi đưa người nhập cảnh trái phép. Tập trung kiểm tra, xử lý đối với những xe khách chở quá số người quy định, xe chở người nhập cảnh trái phép.

Cục CSGT sẽ cho tăng cường triển khai lực lượng đi tuần tra kiểm soát cơ động trên các tuyến cao tốc, các tuyến phố 24/24. Trong quá trình tuần tra kiểm soát, nếu phát hiện các xe khách có dấu hiệu bất thường các tổ công tác sẽ kiểm tra, xử lý", ông Nhật khẳng định.

Theo ông Nhật, trong thời gian qua, lực lượng CSGT cũng đã phát hiện, bàn giao cho công an địa phương nhiều vụ ôtô chở người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

D.TRỌNG

Các khu cách ly sẵn sàng ở cửa ngõ biên giới

Tỉnh Long An

Ghi nhận vào hôm qua 29-12 cho thấy vẫn có trường hợp trở về Việt Nam theo đường bộ để được cách ly, kiểm tra sức khỏe. Theo thống kê từ Sở Y tế vào cuối ngày, có 87 người trở về được cách ly tập trung tại khu cách ly đại đội bộ binh Mộc Hóa và 131 người được đưa vào lâm viên thanh niên Thạnh Hóa.

"Hiện tỉnh vẫn duy trì 6 khu cách ly tập trung, đảm bảo cách ly được gần 1.000 người. Việc thu phí thực hiện theo yêu cầu của Chính phủ và chúng tôi vẫn luôn vận động, tuyên truyền nên trở về theo đường chính ngạch.

Cách ly mất khoảng 4 triệu đồng cho hai tuần, còn hơn là vượt biên trái phép, bị bắt thì phạt còn nặng hơn và còn có thể bị khởi tố" - ông Huỳnh Minh Phúc, giám đốc Sở Y tế Long An, nói.

Về cách ly tập trung, ở Long An vẫn duy trì mức 120.000 đồng/ngày. Chi phí 2 lần xét nghiệm chỉ khoảng 3,5 triệu đồng. Tuy nhiên, ông Phúc vẫn cho biết trong một số trường hợp đặc biệt, như người quá nghèo không đủ khả năng chi trả, ngành y tế sẽ có văn bản đề nghị để UBND tỉnh xem xét và giải quyết.

Trốn cách ly, gây họa cho đất nước - Ảnh 6.

Cửa khẩu Khánh Bình, huyện An Phú, An Giang kiểm soát xe và hàng hóa từ Campuchia vào Việt Nam sau khi phát hiện người nhập cảnh trái phép - Ảnh: BỬU ĐẤU

Tỉnh An Giang

Ông Cao Quang Liêm - chủ tịch UBND huyện Tri Tôn - cho rằng hiện nay UBND tỉnh chưa có văn bản tiếp nhận công dân Việt Nam đang học tập và làm việc ở nước ngoài. Vì vậy địa phương chỉ tuyên truyền, vận động người thân của những người này nhắn nhủ "không nên về Việt Nam".

Bên cạnh đó, sau vụ nhập cảnh trái phép qua cửa khẩu Long Bình, huyện An Phú vừa qua thì địa phương đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tố giác người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. "Tuy nhiên, ai lỡ về (đường chính ngạch cửa khẩu quốc tế) thì huyện Tri Tôn có 1 cơ sở cách ly tập trung với sức chứa 150 người" - ông Liêm nói thêm.

Bác sĩ Phạm Thanh Tâm - giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) An Giang - cho biết toàn tỉnh đã thành lập 55 cơ sở cách ly tập trung để tiếp nhận người từ nước ngoài vào cách ly. Từ ngày 22-10, tỉnh An Giang đã thu phí người nhập cảnh vào Việt Nam thực hiện cách ly tập trung theo đúng quy định của Chính phủ.

"Tuy nhiên, mức phí này chỉ bằng 1/3 mức chi thực sự của các cơ sở cách ly tập trung. Vì đôi khi việc cung ứng nhu yếu phẩm cao hơn. Phần tăng thêm này sẽ do ngân sách bù đắp vào chứ không thu của người cách ly tập trung" - ông Tâm cho biết.

Tỉnh Đồng Tháp

Khu cách ly huyện Hồng Ngự sẽ là địa điểm tiếp nhận những trường hợp nhập cảnh qua biên giới và nơi đây đang có 50 trường hợp đang được cách ly tập trung. Để đáp ứng và dự phòng thêm trường hợp người từ nước ngoài trở về, sắp tới tỉnh sẽ sử dụng thêm khu cách ly Giồng Găng, huyện Tân Hồng.

Hiện tỉnh đã bù ngân sách chi trả cho tất cả các trường hợp được cách ly tập trung. "Bởi đa số người dân từ nước bạn trở về đều rất nghèo, nên phải chi trả cho họ chứ họ cũng không có tiền" - ông Đoàn Tấn Bửu, phó chủ tịch UBND tỉnh, cho hay.

Tỉnh An Giang, ông Cao Quang Liêm - chủ tịch UBND huyện Tri Tôn - cho rằng hiện nay UBND tỉnh chưa có văn bản tiếp nhận công dân Việt Nam đang học tập và làm việc ở nước ngoài. Vì vậy địa phương chỉ tuyên truyền, vận động người thân của những người này nhắn nhủ "không nên về Việt Nam".

Bên cạnh đó, sau vụ nhập cảnh trái phép qua Cửa khẩu Long Bình, huyện An Phú vừa qua thì địa phương đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tố giác người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. "Tuy nhiên ai lỡ về (đường chính ngạch cửa khẩu quốc tế) thì huyện Tri Tôn có 1 cơ sở cách ly tập trung với sức chứa 150 người" - ông Liêm nói thêm.

Bác sĩ Phạm Thanh Tâm - giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật An Giang (CDC) - cho biết toàn tỉnh đã thành lập 55 cơ sở cách ly tập trung để tiếp nhận người từ nước ngoài vào cách ly. Từ ngày 22-10, tỉnh An Giang đã thực hiện thu phí người nhập cảnh vào Việt Nam thực hiện cách ly tập trung theo đúng quy định của Chính phủ.

"Tuy nhiên, mức phí này chỉ bằng 1/3 mức chi thực sự của các cơ sở cách ly tập trung. Vì đôi khi việc cung ứng nhu yếu phẩm cao hơn. Phần tăng thêm này sẽ do ngân sách bù đắp vào chứ không thu của người cách ly tập trung" - ông Tâm cho biết.

Tại Đồng Tháp, khu cách ly huyện Hồng Ngự sẽ là địa điểm tiếp nhận những trường hợp nhập cảnh qua biên giới, và nơi đây đang có 50 trường hợp đang được cách ly tập trung. Để đáp ứng và dự phòng thêm trường hợp người từ nước ngoài trở về, sắp tới tỉnh này sẽ sử dụng thêm khu cách ly Giồng Găng tại huyện Tân Hồng.

Hiện tỉnh đã bù ngân sách chi trả cho tất cả các trường hợp được cách ly tập trung. "Bởi đa số người dân từ bên nước bạn trở về đều rất nghèo, nên phải chi trả cho họ chứ họ cũng không có tiền", ông Đoàn Tấn Bửu, phó chủ tịch UBND tỉnh, cho hay.

Cà Mau: nhiều trường hợp không chịu đóng tiền cách ly tập trung

Chiều 29-12, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Cà Mau tổ chức họp triển khai công tác phòng chống dịch. Theo Sở Y tế tỉnh Cà Mau, đến nay đã ghi nhận 61 người nhập cảnh trái phép về Cà Mau, trong đó nhiều trường hợp không chịu đóng tiền khi cách ly tập trung.

Đa số những trường hợp trên là ngư dân đi làm trên vùng biển Malaysia, quá giang tàu cá Việt Nam ở vùng giáp ranh rồi về đất liền, tập trung nhiều qua cửa biển Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời.

Ông Trần Hồng Quân - phó chủ tịch UBND tỉnh - chỉ đạo lực lượng biên phòng kết hợp với công an để mở rộng điều tra vì những người này có nhiều khả năng đã móc nối nhập cảnh trái phép.

Ông Quân cũng cho biết đối với những người nhập cảnh trái phép đã vào cách ly tập trung nhưng không đóng phí thì phải lập biên bản. Sau đó, các lực lượng liên quan phải cùng với chính quyền địa phương đến gia đình họ buộc đóng tiền theo quy định, cộng với xử phạt việc nhập cảnh trái phép.

NGUYỄN HÙNG

Chi phí một lần vượt biên 8 triệu đồng?

Theo một nguồn tin của báo Tuổi Trẻ, qua những lời khai của cô gái Đồng Tháp dương tính với COVID-19, có khả năng có một đường dây đưa người vượt biên trái phép từ Campuchia về Việt Nam do người phía Campuchia tổ chức. Chi phí là 8 triệu đồng để được đưa đến một địa điểm ở Long An.

"Những người được đưa vượt biên khá sợ sệt khi cung cấp thông tin với cơ quan chức năng vì sợ bị trả thù. Kể cả cô gái Đồng Tháp ban đầu cũng khai không chính xác, sau đó mới khai thiệt", nguồn tin này cho biết.

Ngoài ra, có thông tin xác định cả nhóm người nhập cảnh "chui" (trong đó có bệnh nhân 1440) đã cùng đi trên một chuyến bay sang Myanmar từ tháng 9-2020. Có khả năng họ đã quen biết nhau từ trước chứ không phải mới chỉ gặp nhau trong chuyến vượt biên "chui".

Trốn cách ly, gây họa cho đất nước - Ảnh 8.

Biên phòng cửa khẩu Long Bình, huyện An Phú, An Giang kiểm tra người qua lại trên đò của sông Bình Di - Ảnh: BỬU ĐẤU

Bên lề cuộc họp khẩn cấp phòng chống COVID-19 vào chiều 29-12 sau khi xác định bệnh nhân 1440 đã nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua cửa khẩu Long Bình, huyện An Phú, đại tá Đinh Văn Nơi - giám đốc Công an tỉnh An Giang - cho biết đã chỉ đạo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cử đoàn công tác sang Công an tỉnh Vĩnh Long và Công an tỉnh Đồng Tháp để củng cố hồ sơ về việc bệnh nhân 1440 đã chi 50 triệu đồng để nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

"Trong vụ này có 2 tội danh "đưa người trái phép" và "nhập cảnh trái phép". An Giang sẽ khởi tố vụ án "đưa người trái phép" vào Việt Nam, phần còn lại do Công an tỉnh Vĩnh Long thực hiện. Còn việc đưa người trái phép giá 50 triệu đồng mà bệnh nhân 1440 đã nói thì chỉ cần làm việc thêm với bệnh nhân đi cùng xem đã chuyển tiền cho ai và ai đã nhận thì sẽ rõ" - đại tá Nơi khẳng định.

Ông Nơi cũng đề nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 chi viện lực lượng cảnh sát cơ động và trung đoàn cảnh sát cơ động lên biên giới cho lực lượng biên phòng tỉnh An Giang.

Cùng ý kiến này, ông Trần Hòa Hợp - chủ tịch UBND huyện An Phú - cho rằng phải tăng cường lực lượng lên biên giới siết chặt vòng vây lại. "Vì sắp đến tết chắc chắn sẽ có nhiều người vượt biên trái phép" - ông Hợp chia sẻ.

Phát biểu tại buổi họp trực tuyến, ông Nguyễn Thanh Bình - chủ tịch UBND tỉnh An Giang - khẳng định chính quyền các địa phương biên giới còn thiếu trách nhiệm đối với lực lượng canh giữ đường biên, vì cứ xem việc này là của các lực lượng phải làm nhiệm vụ mà không góp sức cùng chống dịch.

Ông Bình đề nghị Công an tỉnh An Giang phải lập các chốt dọc bờ sông để kiểm soát người qua lại bờ sông và người dân biên giới chở khách vào nội địa.

"Đã đến lúc khép chặt biên giới bảo vệ người dân trong tỉnh và trong nước. Tôi từng đi biên giới mà không thấy công an nào chặn lại và kiểm soát cả. Đề nghị lực lượng công an phải chốt chặn ven biên giới kiểm soát 24/24 từ biên giới về. Nếu như chuyến xe bệnh nhân 1440 mà được chặn lại thì đâu xảy ra chuyện như vừa qua" - ông Bình nói.

Tương tự, ông Đoàn Tấn Bửu - phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - cho biết đã đề nghị Công an tỉnh phối hợp các ngành chức năng nhanh chóng điều tra, xác minh, lập hồ sơ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật trường hợp nhập cảnh trái phép, mang mầm bệnh từ ngoài vào địa phương.

129 người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam trong ngày 29-12129 người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam trong ngày 29-12

TTO - Tính đến 18h hôm nay 29-12, lực lượng biên phòng cả nước phát hiện 129 trường hợp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam chỉ trong một ngày.

Xem thêm: mth.30373218003210202-coun-tad-ohc-aoh-yag-yl-hcac-nort/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trốn cách ly, gây họa cho đất nước”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools