Bộ Giao thông và Vận tải vừa ban hành Thông tư số 33/2020 về sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải mức 4 đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp và xe nhập khẩu mới.
Theo đó, các xe sẽ được miễn kiểm tra, thử nghiệm khí thải và tiếp tục được thực hiện các thủ tục kiểm tra, chứng nhận đối với các trường hợp: Xe đã được cấp phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (xe sản xuất, lắp ráp trong nước) hoặc các xe đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (xe nhập khẩu) trước thời điểm áp dụng quy chuẩn này.
Các xe được cấp phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (xe sản xuất, lắp ráp trong nước) sau thời điểm áp dụng quy chuẩn này trên cơ sở Giấy chứng nhận kiểu loại tương ứng đã được cấp trước thời điểm áp dụng nhưng còn hiệu lực.
Thêm vào đó, các kiểu loại xe sản xuất, lắp ráp từ các xe cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trước thời điểm áp dụng quy chuẩn khí thải hoặc quy chuẩn kiểu loại xe mới thực hiện chứng nhận bởi hãng hoặc cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam.
Đối với các kiểu loại xe hoặc động cơ đã được thử nghiệm về khí thải và cấp báo cáo thử nghiệm phù hợp theo QCVN 86/2015/BGTVT được tiếp tục sử dụng báo cáo thử nghiệm đã cấp độ thực hiện kiểm tra, chứng nhận theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng.
Như vậy, rõ ràng các loại xe đã được áp dụng quy chuẩn về khí thải trước ngày 15/2 sẽ không phải kiểm tra khí thải tại Việt Nam. Điều này sẽ làm giảm đáng kể thời gian lưu xe tại cảng, tăng nhanh thời gian thông quan xe nhập khẩu tại Việt Nam.
Việc thay đổi chính sách kiểm soát khí thải được cho là cởi mở hơn trước đây, việc kiểm tra theo chủng loại, thay vì kiểm tra theo lô như năm năm 2018 và 2019 có thể khiến doanh nghiệp nhập khẩu xe thuận lợi hơn trước, gia tăng nhập xe về Việt Nam, giảm cả thời gian và chi phí.
Năm 2021, chính sách đối với xe hơi của Chính phủ, bộ ngành sẽ thay đổi hàng loạt.
Thực tế, bước vào năm 2021, chính sách đối với xe hơi của Chính phủ, bộ ngành sẽ thay đổi hàng loạt. Đầu tiên là việc cắt chính sách giảm 50% phí trước bạ đối với xe hơi lắp ráp, sản xuất trong nước đăng ký mới lần đầu. Điều này được cho là tạo sân chơi bình đẳng cho cả xe nhập, xe trong nước.
Thứ hai là xe nhập từ các nước lớn như EU (Đức, Pháp, Thụy Điển) hay Nhật, Australia, Mexico vào Việt Nam sẽ được giảm thuế suất thuế nhập khẩu theo cam kết từ các Hiệp định thương mại tự do. Mức giảm thuế năm 2021 sẽ dao động từ 6,8 - 7,4%/năm tùy theo thị trường nhập khẩu và chủng loại xe.
Cụ thể, năm 2020, thuế suất thuế nhập khẩu đối với xe hơi nhập từ các nước trên về Việt Nam dao động trong khoảng từ 45 - 74,9%, điều này làm đội giá bán xe nhập tại Việt Nam từ 2 - 3 lần so với giá bán sản phẩm cùng loại thị trường xe nhập.
Việc cắt giảm, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập theo các điều khoản của FTAs mà Việt Nam mới ký kết như EVFTA giữa Việt Nam và EU, CPTPP giữa Việt Nam với các đối tác ASEAN và các nước châu Á - Thái Bình Dương hay RCEP giữa Việt Nam với các nước châu Á: Trung Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN... khiến giá xe nhập tại Việt Nam (về lý thuyết) giảm thuế, giảm giá.
Bên cạnh các chính sách cởi mở với xe nhập, năm 2021, Chính phủ sẽ nghiên cứu nhiều phương án hỗ trợ ngành xe hơi trong nước phát triển. Điển hình là giao Bộ Tài chính, Bộ Công Thương xây dựng và ban hành chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ô tô.
Theo đó, tại Nghị quyết 115/NQ-CP, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính sửa đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt (giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt) đối với sản phẩm ô tô để khuyến khích ngành sản xuất, lắp ráp ô tô nâng cao giá trị gia tăng tạo ra trong nước.
Theo đó, thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với xe hơi có thể sẽ không đánh vào giá trị linh kiện tạo ra trong nước hoặc nội khối ASEAN, điều này sẽ giúp giảm chi phí, từ đó giảm giá xe trong nước, tăng khả năng cạnh tranh với xe nhập.
Gần đây, Chính phủ ban hành một số chính sách hoặc gợi mở chính sách như chính thức giảm, xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với các linh kiện lắp ráp xe hơi của doanh nghiệp lắp ráp xe hơi tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp ô tô hoặc phụ trợ cho ngành sản xuất ô tô nếu đáp ứng đủ sản lượng chung hoặc riêng tối thiểu sẽ được miễn giảm hoàn toàn thuế nhập linh kiện, điều này tạo điều kiện giúp doanh nghiệp ngành ô tô tái cơ cấu và phát triển mạnh mẽ hơn.
Ngoài ra, Chính phủ đề nghị các bộ, ngành như: Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu có gói tài chính ưu đãi đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ô tô hoặc hỗ trợ sản xuất ô tô nhằm nâng cao sức cạnh tranh, hỗ trợ ngành này phát triển hơn thời gian tới.
VTV.vn - Trong nửa đầu tháng 12/2020, gần 6.200 ô tô từ Thái Lan, Indonesia nhập khẩu vào Việt Nam, giữ mức ổn định so với tháng trước đó.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.56111309103210202-ob-ioc-coud-hcas-hnihc-taol-gnah-pahn-ex-nod-auc-gnor-man-teiv/et-hnik/nv.vtv