vĐồng tin tức tài chính 365

Thị trường cần hình thức cho vay P2P trong bối cảnh Covid

2020-12-30 22:50

Theo đánh giá của IMF việc mở rộng tài chính số có thể mang đến nhiều cơ hội như hình thức thanh toán số hỗ trợ tích cực cho biện pháp giãn cách xã hội, các nền tảng cho P2P lending tạo thêm cách thức vay đối với nền kinh tế, góp phần đẩy lùi hoạt động tín dụng đen.

P2P lending nổi lên theo đà Covid-19

Ở Việt Nam, nền tảng P2P lending bắt đầu xuất hiện từ năm 2015, nhưng thực sự bùng nổ khoảng 3 năm trở lại đây nhờ những ưu điểm vượt trội như: Giao dịch trực tuyến, không cần thế chấp, nhanh chóng,…

P2P lending tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính. Ảnh: IT.
P2P lending tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính. Ảnh: IT.

Có nhiều lý do mà P2P lending trở thành lựa chọn cho người đi vay, theo bà Natalia Kovalenko – CEO công ty TNHH MTV Lendtop cho biết: “Các ngân hàng và tổ chức tín dụng truyền thống thường không giải ngân các khoản vay nhỏ vì tỷ lệ vỡ nợ cao, thiếu dữ liệu và quy mô nhỏ khiến việc cho vay ít sinh lời hơn. Do đó, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, hay các cá nhân không thể tiếp cận kênh tín dụng này. Đặc biệt khi Covid diễn ra, ngân hàng không thể giải ngân các khoản vay của những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh như tài xế, công nhân nhà máy,… Tuy nhiên mô hình P2P vừa qua đã hỗ trợ giải quyết được bài toán này.

Nhu cầu vay những khoản vay nhỏ tăng lên 22% trên MoneyCat (nền tảng P2P lending của Lendtop), trong bối cảnh đại dịch, công ty đã quyết định giảm mức giải ngân thấp nhất xuống còn 200.000đ để hỗ trợ khách hàng”.

Lợi ích của P2P lending

Từ tình hình thực tế có thể thấy P2P lending mang lại nhiều lợi tích cho người vay lẫn các thể chế tín dụng trong nước: Thứ nhất, là khả năng tiếp cận các khoản vay nhỏ một cách dễ dàng ngay cả khi khách hàng không có lịch sử tín dụng. Thực tế, nhiều doanh nghiệp mới thành lập hay các cá nhân không có tài khoản ngân hàng sẽ không có điểm tín dụng tốt bởi đơn giản là do chưa có bất kỳ lịch sử giao dịch thành công. Mô hình P2P lending sẽ cho phép người đi vay nhỏ lẻ dễ dàng tiếp cận với các khoản vay nhỏ tại thời điểm họ cần tài chính.

Thứ hai, mô hình này hỗ trợ cho hoạt động giãn cách xã hội khi toàn bộ giao dịch được thực hiện trực tuyến.

Thứ ba, mô hình sử dụng dữ liệu lớn (Big data) để phân tích trước khi giải ngân khoản vay, nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng, rút ngắn thời gian giải ngân.

Bà Natalia Kovalenko – CEO công ty TNHH Lendtop, nhà phát triển ứng dụng MoneyCat. Ảnh: Nguyệt Nga.
Bà Natalia Kovalenko – CEO công ty TNHH Lendtop, nhà phát triển ứng dụng MoneyCat. Ảnh: Nguyệt Nga.

Trao đổi về việc mô hình này, bà Natalia Kovalenko cho biết: “Các công ty P2P lending xây dựng một nền tảng công nghệ cao để dự đoán độ tin cậy của bên vay, bằng cách phân tích hơn 10.000 yếu tố dự đoán trong vài giây, bao gồm hành vi khách hàng, dịch vụ eKYC (know your customers), công nghệ nhận dạng khuôn mặt,…”

CEO này cũng có biết hiện có khoảng 100 công ty fintech về P2P lending hoạt động trên thị trường, nhưng chỉ có khoảng 10-12 doanh nghiệp có các tiêu chuẩn về chính sách nhắc nợ, cung cấp thông tin rõ ràng cho khách hàng, giúp minh bạch thông tin bảo vệ quyền lợi người đi vay.

Là một doanh nghiệp P2P lending hoạt động tại Việt Nam, Lendtop cùng MoneyCat luôn hướng tới mục tiêu xây dựng một nền tảng cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện cho cộng đồng, bắt kịp xu hướng toàn cầu về tài chính số. Đồng thời mong muốn của Lendtop là giúp cho dịch vụ tài chính ngày càng minh bạch, dễ dàng tiếp cận đến người có nhu cầu.

Xem thêm: odl.436668-divoc-hnac-iob-gnort-p2p-yav-ohc-cuht-hnih-nac-gnourt-iht/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags: vay p2p

“Thị trường cần hình thức cho vay P2P trong bối cảnh Covid”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools