vĐồng tin tức tài chính 365

Homefarm và chiến lược "đi thật xa để trở về": Từ tiệm nhỏ bán đồ nhập khẩu trở thành chuỗi 110 cửa hàng thực phẩm sạch

2020-12-31 09:54

Cách đây khoảng 5 năm, những người làm trong ngành F&B, nhất là thế hệ trẻ, ai cũng muốn mang tới cho người Việt những thực phẩm tươi ngon, an toàn với giá cả phải chăng. Nhưng, với nền kinh tế tương đối lạc hậu và phương thức sản xuất còn manh mún, thô sơ, nguồn hàng để thỏa mãn 3 điều kiện đó trong nước khá hạn chế.

Để giải quyết vấn đề, có doanh nhân trẻ chọn dấn thân vào canh tác theo phương thức GlobalGAP hay Organic, có người đứng ra liên kết và khuyến khích, còn anh Trần Văn Trường – Co-founder kiêm CEO Homefarm chọn đường vòng: trong giai đoạn đầu tập trung vào hàng nhập khẩu để ngay lập tức có nguồn thực phẩm chất lượng cao phục vụ khách hàng, rồi mới từ từ quay trở lại ‘săn’ hàng chuẩn ở thị trường quốc nội, khi nguồn cung bắt đầu đủ lớn như hiện tại.

Ở lĩnh vực thực phẩm nhậu khẩu này, nếu chỉ làm vài cửa hàng thì câu chuyện sẽ không phức tạp, vì đã có rất nhiều người thành công với kiểu buôn bán nhỏ lẻ đó; nhưng nếu để làm chuỗi lớn, tạo được uy tín trong lòng khách hàng và gieo vào đầu khách hằng rằng: sản phẩm của Homefarm luôn có chất lượng tốt và giá cả phải chăng không dễ.

Tuy nhiên, bằng quyết tâm và sự trăn trở không ngừng với sứ mệnh đặt ra cho thương hiệu, anh Trần Văn Trường và Homefarm đã bước đầu thành công khi đã có 110 cửa hàng – là thương hiệu thực phẩm nhập khẩu có quy mô lớn nhất nước. Chiến lược tương lai là sẽ mở 300 cửa hàng vào năm 2022 cùng mở rộng quy mô ra toàn quốc để tiếp tục giữ vững vị thế.

Ngoài ra, Homefarm cũng sẽ mang càng nhiều thực phẩm trong nước đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào cửa hàng để phục vụ người tiêu dùng. Mục tiêu dài hạn sẽ hướng tới văn hóa thực phẩm lành mạnh, trong đó có các sản phẩm organic, sản phẩm có nguồn gốc thực vật, xu hướng thực phẩm bền vững mới...

Xin anh cho biết cơ duyên ra đời của chuỗi Homefarm?

Anh Trần Văn Trường: Homefarm bắt đầu chỉ bằng một cửa hàng nhỏ cung cấp thực phẩm sạch tại địa chỉ số 2 Nguyễn Hữu Thọ - Hoàng Mai - Hà Nội. Cũng như bao mô hình khởi nghiệp khác, khó khăn là điều không thể tránh khỏi, từ định hướng, nguồn vốn cho đến nhân lực. Nhưng thách thức lớn nhất lúc đó lại là về nguồn hàng được chứng nhận về chất lượng và ổn định về nguồn cung. May mắn là chúng tôi đã có những lựa chọn đúng đắn và vượt qua được những thách thức ban đầu đó.

Homefarm và chiến lược đi thật xa để trở về: Từ cửa hàng nhỏ bán đồ nhập khẩu trở thành chuỗi 110 cửa hàng thực phẩm sạch  - Ảnh 1.

Ngoài hàng nhập khẩu, Homefarm còn bán cả hàng sản xuất trong nước chất lượng cao.

Biến những khó khăn thành cơ hội, chúng tôi biết rằng thực phẩm có tiêu chuẩn chất lượng cao là thứ được người tiêu dùng hướng đến và ngày càng quan tâm hơn. Trong thời hiện đại, mỗi người sống không chỉ là "ăn no, mặc ấm" mà còn là "ăn ngon, mặc đẹp", vì vậy việc kinh doanh thực phẩm nhập khẩu tại Homefarm đã nhanh chóng bắt nhịp được với nhu cầu tiêu dùng thông qua việc mở rộng hệ thống điểm bán và kết hợp với các kênh mua sắm hiện đại, bán hàng online trên website, các ứng dụng giao hàng tận nhà.

Khó khăn là thế, tại sao anh lại chọn mảng thực phẩm nhập khẩu để lập nghiệp?

Anh Trần Văn Trường: Chúng tôi chọn kinh doanh thực phẩm nhập khẩu vì hầu hết thực phẩm được nhập khẩu vào Việt Nam hiện tại đều từ các nước phát triển với công nghệ nuôi trồng, thu hoạch đến chế biến, bảo quản đều hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế và hoàn toàn có khả năng giữ được chất lượng, hương vị tươi ngon khi đến tay khách hàng.

Lúc chúng được nhập về Việt Nam đều được cơ quan chức năng lấy mẫu kiểm định trước khi được thông quan, kinh doanh phân phối trên thị trường. Điều này khiến cho người dùng thực sự an tâm khi sử dụng.

Tức là Homefarm chỉ bán thực phẩm nhập khẩu, không bán thực phẩm Việt?

Anh Trần Văn Trường: Tôi xin đính chính một chút, sản phẩm mục tiêu của Homefarm là các nguồn thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nên Homefarm không chỉ có thực phẩm nhập khẩu, Homefarm hiện đang nỗ lực làm việc với các nhà xuất khẩu của Việt Nam để giữ lại các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh phân phối cho khách hàng trong nước. Như các loại thủy hải sản tiêu chuẩn xuất khẩu đang là một trong các dòng sản phẩm chủ lực của hệ thống.

Trước mắt, chúng tôi sẽ tập trung vào các sản phẩm từ các nước có nền nông nghiệp phát triển và bền vững, cùng với các sản phẩm trong nước đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Mục tiêu dài hạn sẽ hướng tới văn hóa thực phẩm lành mạnh; trong đó có các sản phẩm Organic, có nguồn gốc thực vật, xu hướng thực phẩm bền vững mới...

Hơn nữa, chúng tôi đã sớm nhận thấy rằng ngạch bán lẻ thực phẩm có tiêu chuẩn cao có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy mà Homefarm chọn trở thành một trong những công ty đi tiên phong trong lĩnh vực này.

Ngoài những khó khăn anh đã chia sẻ ở trên, còn những khó khăn nào khác trong quá trình xây dựng và phát triển chuỗi Homefarm?

Homefarm và chiến lược đi thật xa để trở về: Từ cửa hàng nhỏ bán đồ nhập khẩu trở thành chuỗi 110 cửa hàng thực phẩm sạch  - Ảnh 2.

Một cửa hàng Homefarm với nhận diện thương hiệu màu đỏ chói lọi trên phố.

Anh Trần Văn Trường: Đối với doanh nghiệp trẻ nói chung và đặc biệt là lĩnh vực bán lẻ thì chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng luôn là bài toán mà đội ngũ lãnh đạo chúng tôi phải giải quyết. Đó là bài toán về thu hút đầu tư, bài toán về nguồn hàng, bài toán về con người. Có thể nói, việc giải quyết được tất cả những bài toàn nói trên đã tạo nên một Homefarm như ngày hôm nay.

Như tất cả các doanh nghiệp cùng ngành thực phẩm, bài toán vận hành và kiểm soát hàng hóa cũng là bài toán khó với Homefarm. Làm sao để có thể kiểm soát chất lượng đồng đều, kiểm soát rủi ro và duy trì chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn.

Tháng 10/2020, Homefarm đã giải quyết được điểm mấu chốt của chuỗi cung ứng sản phẩm – một cách tương đối thần tốc, khi hoàn tất xây dựng và đưa vào hoạt động giai đoạn 1 hai DC tổng sản xuất và phân phối tại Hà Nội và TP. HCM. Ngoài ra, hai DC này vừa được cấp chứng nhận HACCP (Chứng nhận chuẩn quốc tế về hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn trong ngành thực phẩm) sẵn sàng cho mục tiêu 300 cửa hàng sắp tới.

Trong kinh doanh theo chuỗi, thì đâu là vấn đề cốt lõi tạo nên sự thành bại của một thương hiệu: mặt bằng, vận hành hay ngành hàng?

Anh Trần Văn Trường: Thực ra, sự lớn mạnh của một doanh nghiệp, đặc biệt là để tạo được dấu ấn trên thị trường, cần rất nhiều yếu tố hội tụ. Và sẽ thật sự khó để chúng tôi đánh giá yếu tố nào là quan trọng nhất, bởi vị trí mặt bằng, ngành hàng hay vấn đề quản trị đều là những yếu tố quan trọng và phải song hành với nhau thì mới tạo được hiệu quả tốt nhất.

Vậy thuận lợi thì sao, thưa anh?

Anh Trần Văn Trường: Quả đúng là Homefarm gặp nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi nhìn thấy thêm cả cơ hội - cơ hội tăng trưởng trong một thị thường nhiều tỷ đô và còn đang tăng trưởng nhanh. Ngoài ra còn là khát vọng tạo ra giá trị, mà giá trị chúng tôi quan tâm nhất là sức khỏe con người.

Chúng tôi theo đuổi sứ mệnh: mang đến cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế cho sự an tâm, cùng trải nghiệm hương vị tuyệt vời nhất trong từng bữa ăn.

Anh có thể tiết lộ một chút quy mô hiện tại và kế hoạch mở rộng thị trường trong vài năm tới của chuỗi?

Anh Trần Văn Trường: Tính đến hết tháng 11/2020 thì Homefarm hiện có 110 cửa hàng. Hiện tại công ty đang tăng tốc mở rộng, với tốc độ 5-7shop/ tháng để hoàn thành mục tiêu 300 cửa hàng vào 2 năm tới. Mục tiêu của chúng tôi là sẽ tiếp tục khẳng định vị trí hàng đầu về bán lẻ thực phẩm tại thị trường Việt Nam. Hiện hệ thống cửa hàng của Homefarm đã có mặt ở Hà Nội, Hải Phòng và TP. HCM.

Để quản trị và vận hành được chuỗi cửa hàng lớn như hiện nay, không chỉ là sự nỗ lực của chúng tôi - những người đồng sáng lập, mà còn là sự nỗ lực không ngừng của ban điều hành đến đội ngũ nhân viên nhiệt huyết và trách nhiệm. Giá trị cốt lõi mà chúng tôi hướng tới là: Công bằng – Trách nhiệm – Hiệu quả, để mỗi khách hàng, mỗi nhân viên đến với Homefarm đều nhận được những giá trị xứng đáng.

Homefarm và chiến lược đi thật xa để trở về: Từ cửa hàng nhỏ bán đồ nhập khẩu trở thành chuỗi 110 cửa hàng thực phẩm sạch  - Ảnh 3.

Đa số cửa hàng của Homefarm có diện tích khá nhỏ.

Ngoài quy mô, thì Homefarm có gì khác biệt so với các doanh nghiệp khác trong ngành?

Anh Trần Văn Trường: Chúng tôi có khác biệt về định hướng về sản phẩm tiêu chuẩn cao, phục vụ khách hàng tối đa, sơ chế tại điểm chứ ko chỉ đơn thuần bày bán như các siêu thị. Ngoài ra, Homefarm mong muốn mang đến một giải pháp về bữa ăn trong các dịp đặc biệt cho những gia đình trẻ, không có nhiều thời gian chuẩn bị như cung cấp các combo kèm theo hướng dẫn, cung cấp các sản phẩm ready to eat, ready to cook…

Chúng tôi còn phối hợp nhiều kênh thông tin, online, cửa hàng, để phục vụ khách hàng theo cách tạo ra những trải nghiệm tích hợp, bất kể khách hàng đang ở đâu, lúc nào và sử dụng kênh nào.

Để hoàn thành mục tiêu tham vọng nói trên, Homefarm sẽ kêu gọi thêm nhà đầu tư hay hiện tại công ty đã đủ nguồn lực?

Anh Trần Văn Trường: Làm sao để xoay đủ tài chính để phát triển là một mục tiêu đầy thách thức. Hiện chúng tôi đang thực hiện cùng lúc nhiều sự cải tổ lớn mang tính hệ thống, đổi mới không ngừng và tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ khác về nguồn vốn, công nghệ và con người.

Việc thu hút vốn đầu tư cũng là vấn đề chúng tôi quan tâm, bởi lẽ Homefarm càng lớn mạnh thì sẽ càng lan tỏa được những giá trị tích cực đến với cộng đồng.

Vậy theo anh, giá trị lớn nhất mà Homefarm mang lại cho người dùng là gì? Ngoài sản phẩm sạch?

Anh Trần Văn Trường: Homefarm theo đuổi sứ mệnh mang đến cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế với quy trình chăn nuôi lành mạnh cho sự an tâm cùng trải nghiệm hương vị tuyệt vời nhất.

Chúng tôi cũng cố gắng nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về thực phẩm tiêu chuẩn và văn hóa thực phẩm lành mạnh. Tương lai, Homefarm hướng tới cũng cấp các sản phẩm lành mạnh, thân thiện với môi trường, sức khỏe cho tất cả người tiêu dùng Việt.

Cảm ơn anh về buổi trao đổi thú vị này!

Quỳnh Như

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.47525512103210202-hcas-mahp-cuht-gnah-auc-011-iouhc-hnaht-ort-uahk-pahn-od-nab-ohn-gnah-auc-ut-ev-ort-ed-ax-taht-id-coul-neihc-av-mrafemoh/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Homefarm và chiến lược "đi thật xa để trở về": Từ tiệm nhỏ bán đồ nhập khẩu trở thành chuỗi 110 cửa hàng thực phẩm sạch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools