Báo cáo tại Hội nghị báo chí toàn quốc ở Quảng Ninh sáng 31-12, ông Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng Ban tuyên giáo trung ương - cho biết năm 2020 báo chí đã giảm cả số lượng lẫn doanh thu - Ảnh: ĐỨC ANH
Phó Trưởng Ban tuyên giáo trung ương Lê Mạnh Hùng nêu ra thực trạng này tại Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 diễn ra ở Quảng Ninh, sáng 31-12.
Theo ông Hùng, thực hiện quy hoạch báo chí, trong năm 2020, cả nước đã giảm 71 cơ quan báo chí so với năm 2019. Tính đến thời điểm này, cả nước còn 779 cơ quan báo chí, trong đó có 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình, 142 báo, 612 tạp chí, 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập.
Trong năm 61/78 cơ quan báo chí thuộc diện phải sắp xếp, qui hoạch đã thực hiện qui hoạch lại.
Hiện cả nước có hơn 41.000 người đang công tác tại các cơ quan báo chí với trên 21.000 người được cấp thẻ nhà báo (tăng 725 so với năm 2019).
Đặc biệt, do sự cạnh tranh mạnh mẽ của truyền thông xã hội, cùng những khó khăn của kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, doanh thu của nhiều cơ quan báo chí giảm mạnh so với trước, nhất là đối với khối báo in và báo điện tử.
Theo thống kê chưa đầy đủ, nhiều cơ quan báo chí cho biết doanh thu đã giảm 70% so với năm 2019. Riêng khối truyền hình, phát thanh, doanh thu đạt gần 9.500 tỉ đồng, và chủ yếu nguồn thu đến từ các hợp đồng truyền thông, quảng cáo (trên 5.700 tỉ đồng, giảm 4% so với 2019).
Phó Trưởng Ban tuyên giáo trung ương cho biết, trong năm 2020 vừa qua, các cơ quan báo chí đã thực hiện nghiêm túc sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước, bám sát mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, sự đồng thuận của xã hội và lòng tin của nhân dân đối với Đảng, thông tin kịp thời, trung thực, toàn diện đời sống chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế, là diễn đàn tin cậy của nhân dân.
Khoảng 800 đại biểu đại diện cơ quan quản lí, cơ quan chủ quản, lãnh đạo các báo, đài toàn quốc đã tham dự hội nghị toàn quốc tổng kết công tác báo chí năm 2020, sáng 31-12 tại Quảng Ninh - Ảnh: ĐỨC ANH
Cùng với những thành tích, ông Hùng cũng cho biết năm 2020, công tác rà soát, chấn chỉnh hoạt động của cơ quan báo chí, văn phòng đại diện, phóng viên, cộng tác viên được quan tâm; xử lý nghiêm các trường hợp cơ quan báo chí hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, thông tin sai sự thật, tình trạng "báo hóa" tạp chí điện tử.
Đã có 18 cơ quan báo chí bị xử phạt, với tổng số tiền gần 430 triệu đồng; 13 trường hợp trang thông tin điện tử với tổng số tiền trên 600 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động báo chí đối với 2 cơ quan báo chí và thu hồi thẻ nhà báo của 2 trường hợp do có sai phạm nghiêm trọng.
"Trong một số trường hợp khi xảy ra các vấn đề "nóng" được xã hội quan tâm, diễn biến nhanh, việc phản ứng của các cơ quan, đơn vị, các ngành có liên quan đến sự việc nhạy cảm còn lúng túng, chưa kịp thời, dẫn tới làm chậm sự lan tỏa của các thông tin dẫn dắt dư luận xã hội, tạo tâm lý bất an trong xã hội. Việc xử lý tình trạng "báo hóa" tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, chấn chỉnh tình trạng xa rời tôn chỉ mục đích, nhất là đối với các tạp chí điện tử trực thuộc hội đã có nhiều cố gắng và đạt được kết quả cụ thể nhưng đây vẫn là vấn đề gây bức xúc trong dư luận xã hội...", ông Hùng nhấn mạnh.
TTO - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng Ban tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng đã yêu cầu như vậy tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2020, triển khai nhiệm vụ 2021, sáng 30-12 ở Quảng Ninh.
Xem thêm: mth.85063200113210202-uht-hnaod-nal-gnoul-os-ac-maig-ihc-oab/nv.ertiout