vĐồng tin tức tài chính 365

Sàn thương mại điện tử trở thành kênh bán hàng hiệu quả trong biến cố Covid

2020-12-31 22:17

Sàn thương mại điện tử trở thành kênh bán hàng hiệu quả trong biến cố Covid

Vân Ly

(TBKTSG Online) – Dịch bệnh Covid-19 đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các sàn giao dịch trực tuyến, góp phần đưa các sàn trở thành kênh bán hàng hiệu quả nhất trong các kênh của thương mại điện tử vào năm 2020. Trong khi đó, vào năm 2019 thì Facebook chiếm giữ vị trí này.

Nhiều doanh nghiệp chọn bán hàng qua sàn thương mại điện tử nhất trong các kênh bán hàng qua mạng. Ảnh minh họa: Vân Ly

Đó là một phần của số liệu thống kê trên từ 10.000 doanh nghiệp bán hàng tham gia cuộc khảo sát thường niên mà công ty công nghệ Sapo vừa hoàn thiện.

Theo đó, mô hình bán hàng đa kênh thể hiện ưu thế trong mùa dịch. Có hơn 24% doanh nghiệp, cá nhân bán hàng trên nhiều kênh trực tuyến khác nhau (như sàn thương mại điện tử, mạng xã hội Facebook và website) ghi nhận có tăng trưởng doanh thu trong và sau dịch bệnh.

Nhằm đối phó với dịch bệnh, các mô hình kinh doanh truyền thống đều đẩy mạnh kênh bán hàng trực tuyến hơn trước. Gần 24% nhà bán lẻ chuyển đổi hoàn toàn từ bán hàng truyền thống sang bán hàng trực tuyến, nhờ vậy 56% trong số họ đã có sự hồi phục kinh doanh đạt hoặc vượt mức doanh thu của thời điểm trước khi diễn ra Covid-19.

Theo số liệu khảo sát của Sapo, năm 2019 kênh bán hàng trên sàn thương mại điện tử chỉ xếp vị trí thứ 4 trong danh sách các kênh bán hàng hiệu quả. Năm 2020, kênh này đã vươn lên chiếm vị trí số một mà trước đó vị trí này là của Facebook.

Tuy vậy, quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội Facebook vẫn là hình thức được đầu tư nhiều chi phí nhất mặc dù nhiều chủ cửa hàng bị khóa tài khoản hoặc không sử dụng được mẫu quảng cáo mới. Xếp ngay sau đó là quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội mới (TikTok, Zalo) và quảng cáo trên sàn thương mại điện tử.

Sự chuyển đổi về kênh bán hàng và tình hình sụt giảm doanh thu đã ảnh hưởng đến ngân sách quảng cáo tiếp thị trung bình của mỗi doanh nghiệp. Cụ thể ngân sách marketing 2020 phổ biến nhất là dưới 10% doanh thu (chiếm tỉ lệ 56%), thấp hơn so với mức trung bình 10-20% doanh thu của năm 2019.

Theo thống kê, gần 70% cửa hàng bán lẻ trực tiếp, 76% nhà hàng, quán cafe và gần 60% cửa hàng kinh doanh trên sàn thương mại điện tử bị giảm doanh thu hoặc chỉ duy trì doanh thu ở mức tương đương năm 2019. Nguyên nhân của sự sụt giảm được cho là do tác động mạnh của dịch Covid-19, thiên tai, bão lũ gây ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu và hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

Mặc dù thị trường mang đến nhiều thách thức nhưng kết quả kinh doanh năm 2020 vẫn cho thấy những tín hiệu đáng mừng. Có hơn 30% các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ có sự tăng trưởng doanh thu so với năm 2019. Đặc điểm chung của các doanh nghiệp này này là nhanh chóng chuyển đổi mô hình sang bán hàng đa kênh để thích ứng với biến động thị trường.

Bà Lê Thị Dung, Giám đốc về tăng trưởng của Công ty cổ phần công nghệ Sapo nhận xét, so với 2018 và 2019, điểm khác biệt lớn nhất của năm 2020 nằm ở kênh bán hàng. Nhằm vượt qua biến động lớn của thị trường, nhiều nhà bán hàng chọn giải pháp bắt đầu bán hàng trực tuyến hoặc đẩy mạnh kinh doanh trên các trang thương mại điện tử. Bước sang năm 2021, dự đoán xu hướng lớn nhất của các nhà bán lẻ chính là chuyển đổi mạnh mẽ sang bán hàng đa kênh, đẩy mạnh bán hàng trực tuyến bên cạnh tối ưu hóa kênh bán hàng truyền thống.

Sapo là công ty chuyên cung cấp nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh đang được sử dụng bởi hơn 100.000 chủ cửa hàng, chủ doanh nghiệp bán lẻ. Giải pháp của Sapo giúp các chủ cửa hàng dễ dàng triển khai bán hàng và quản lý cùng lúc trên nhiều kênh khác nhau.

Xem thêm: lmth.divoc-oc-neib-gnort-auq-ueih-gnah-nab-hnek-hnaht-ort-ut-neid-iam-gnouht-nas/203213/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sàn thương mại điện tử trở thành kênh bán hàng hiệu quả trong biến cố Covid”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools