vĐồng tin tức tài chính 365

Trung Quốc thay cách mua hàng, Việt Nam phải đổi cách bán

2022-01-03 09:32

- Trung Quốc đang thay đổi chiến lược trong thương mại từ tiểu ngạch sang chính ngạch. Gần đây, họ cho xây dựng hàng rào tại biên giới để ngăn chặn tình trạng buôn bán tiểu ngạch. Thực ra, các thị trường lớn của Trung Quốc như Thâm Quyến, Thượng Hải, Quảng Châu… từ lâu đã kiểm soát chặt chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Những tỉnh, thành giáp biên giới với Việt Nam như Vân Nam, Quảng Tây có phần buông lỏng hơn. Nhưng trong nhiều văn bản, họ xem hình thức buôn bán biên mậu với Việt Nam là buôn lậu. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải nhanh chóng thay đổi.

Các vùng sản xuất lúa gạo, hồ tiêu, hạt điều… của chúng ta phải nhanh chóng tổ chức thành vùng chuyên canh bài bản hơn để có các sản phẩm đủ tiêu chuẩn đi bất cứ thị trường nào chứ không riêng gì Trung Quốc. Mọi nông sản do nông dân Việt Nam sản xuất ra phải được chuẩn hóa về quy trình chất lượng, minh bạch về nguồn gốc, có mã vạch, mã số, đáp ứng được yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và xa hơn là đáp ứng yêu cầu về trách nhiệm với môi trường, cảnh quan, cộng đồng. Khi đó, các nhà nhập khẩu sẽ tự tìm tới. Đồng thời, chúng ta cần phải xây dựng các cụm công nghiệp chế biến, dịch vụ phụ trợ, tạo sự kết nối với các kênh thương mại để tạo sự liên thông từ canh tác, chế biến đến bán hàng, xuất khẩu.

Chúng ta cũng phải hạn chế việc tập trung mọi sự vận chuyển nông sản, hàng hóa lên biên giới bằng đường bộ mà có thể chuyển sang đường sắt, đường thủy, kết nối container ra các cảng biển chính và đường hàng không, hình thành các kho lạnh, chuỗi dự trữ lạnh, hệ thống kiểm soát dịch bệnh… Tại các cửa khẩu, cần kiên quyết dẹp hết các đường mòn, lối mở mà xây dựng các cửa khẩu tập trung, buôn bán chính ngạch. Tại đây, cần tổ chức các kho hàng, bến bãi có khu xử lý dịch bệnh cho người, gia súc tại chỗ để đảm bảo an toàn dịch bệnh cho cả hai bên.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần bỏ bớt việc buôn bán qua trung gian, đại lý, thương lái và cần xây dựng hệ thống hợp tác xã, hiệp hội, doanh nghiệp… Việc xuất nhập khẩu cũng không nên chỉ diễn ra ở biên giới mà nên hướng đến việc bán thẳng vào hệ thống bán lẻ, các nhà máy chế biến lớn của nước bạn. 

Tất cả các khâu trên cần được tiến hành từng bước, có lộ trình rõ ràng. Hệ thống đường sắt cao tốc từ Trung Quốc nối với Lào đã được đưa vào khai thác, với tốc độ 160km/giờ, chở người lẫn hàng hóa. Thái Lan cũng đã xây dựng cảng đường sắt và cảng này sẽ thách thức khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc. Vì thế, chúng ta phải thay đổi nhanh hơn. Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ hàng hóa, nông sản xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. 

*Ông đánh giá thế nào về tốc độ chuyển đổi của nông sản Việt Nam hiện nay? 

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn: Hơn 90% nông sản Việt xuất khẩu thô, nhiều nước trên thế giới mua về chế biến lại, chế biến sâu để có giá trị gia tăng cao hơn. Trong năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu đến 48 tỷ USD hàng nông sản, nhưng trên quầy kệ của thế giới, hàng Việt Nam không có tên tuổi. Vậy nên, chúng ta phải chuyển sang xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao. Các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới vẫn đang làm tốt việc này. Ngay từ những năm 1960, Đài Loan (Trung Quốc) bắt đầu công nghiệp hóa thì trên 70% nông sản của họ đã qua chế biến. Singapore cũng nhập khẩu nông sản của các nước, trong đó có Việt Nam, chế biến rồi xuất đi.

Công nghiệp chế biến nông sản của Việt Nam cũng phát triển rất nhanh trong thời gian qua. Nhóm hàng gỗ của Việt Nam xuất khẩu cũng đạt kim ngạch trên chục tỷ USD, hạt điều, thủy sản cũng đang theo mô hình mua nguyên liệu thô về chế biến. Việt Nam có khả năng để phát triển công nghiệp chế biến và kế hoạch phát triển rất rõ ràng. Tuy nhiên, để hiệu quả hơn, các địa phương nên tập trung hơn cho nông nghiệp, công nghiệp hóa nông nghiệp, đầu tư vật tư đầu vào cho nông nghiệp. Hiện nay, các tỉnh, thành đều đang phát triển công nghiệp nhưng chủ yếu là công nghiệp chế tạo, hoặc là công nghiệp gia công, sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, còn công nghiệp chế biến nông sản và cung cấp vật tư đầu vào cho nông nghiệp lại rất yếu.
* Ông đánh giá thế nào về vai trò quản lý của các cơ quan chức năng đối với nông sản và xuất khẩu nông sản?

- Tình trạng ùn ứ hàng ở biên giới không chỉ diễn ra trong năm nay, mà do năm nay có thêm dịch COVID-19 nên mức độ ùn ứ trầm trọng hơn. Chuyện hàng ngàn xe container nằm ở các cửa khẩu, phải quay đầu và bán giải cứu đã diễn ra từ nhiều năm rồi. Một điểm yếu cứ lặp đi lặp lại như thế này cho thấy chúng ta chưa làm tốt vai trò quản lý. Cần phải thay đổi một cách bài bản, chứ không phải cứ mỗi lần gặp vấn đề thì liên lạc với phía Trung Quốc để họ cho qua, hoặc đưa hàng hóa quay trở lại nhờ người trong nước tăng tiêu dùng. 

Để xử lý vấn đề này, chúng ta cần xây dựng chiến lược, đề án hoàn chỉnh về việc tiêu thụ nông sản. Đầu tiên, các hộ sản xuất phải rải vụ, đa kênh, để hàng hóa trải đều trong năm. Cần phát triển thêm các kho hàng, tăng chế biến để hàng hóa không tập trung vào mùa vụ, dẫn đến dồn hàng. Tiếp đến là tăng cường chế biến, tăng cường dịch vụ logistics, nhất là hệ thống kho lạnh để trữ hàng hóa, buôn bán dần. 
* Xin cảm ơn ông!

Quốc Thái 

 

Xem thêm: lmth.9934541a-nab-hcac-i-od-iahp-man-teiv-gnah-aum-hcac-yaht-couq-gnurt/nv.moc.enilnounuhp.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“ Trung Quốc thay cách mua hàng, Việt Nam phải đổi cách bán ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools