vĐồng tin tức tài chính 365

Steve Jobs tạo ra Apple nhưng Tim Cook mới là 'anh hùng': Đưa Apple trở thành công ty đầu tiên cán mốc vốn hóa 3.000 tỷ

2022-01-04 08:22

Tờ CNN đưa tin, Apple vừa đạt được một cột mốc quan trọng khác. Cụ thể, trong phiên giao dịch ngày thứ 2, nhà sản xuất iPhone có lúc đạt giá trị thị trường 3 nghìn tỷ USD - là công ty đại chúng đầu tiên trên thế giới có vốn hóa cao như vậy.

Cổ phiếu của Apple đã nhanh chóng tăng khoảng 3% lên mức cao nhất mọi thời đại mới là 182,88 USD, vượt qua mức 182,85 USD/cổ phiếu mà họ cần để trị giá 3 nghìn tỷ USD. Cổ phiếu sau đó đã giảm trở lại từ mức đó.

Giá trị thị trường của Apple lần đầu tiên vượt ngưỡng 1 nghìn tỷ USD vào tháng 8/2018 và vượt ngưỡng 2 nghìn tỷ USD vào tháng 8/2020.

Cổ phiếu của Apple đã tăng gần 35% vào năm 2021. Công ty đã được hưởng lợi từ nhu cầu bùng nổ đối với iPhone 13 mới và các mẫu cũ khác cũng như các dịch vụ đăng ký như Apple Music, Apple TV +, iCloud và App Store phổ biến của mình.

Doanh số bán hàng của công ty đã tăng gần 30% lên hơn 83 tỷ USD trong quý thứ 3, kết thúc vào tháng 9. Công ty cũng có số tiền mặt khổng lồ là 191 tỷ USD.

Tuy nhiên, tờ CNN dự đoán rằng không lâu nữa, Apple sẽ không còn đơn độc trong câu lạc bộ 3 nghìn tỷ USD. Microsoft hiện có giá trị khoảng 2,5 nghìn tỷ USD và giá trị thị trường của Alphabet - chủ sở hữu Google là khoảng 2 nghìn tỷ USD. Một số cái tên bám đuổi phía sau gồm có Amazon có vốn hóa thị trường là 1,7 nghìn tỷ USD và Tesla của Elon Musk trị giá khoảng 1,2 nghìn tỷ USD.

"APPLE CỦA TIM COOK"

Sau khi Steve Jobs mất, thung lũng Silicon đã dự đoán rằng hoạt động kinh doanh của Apple sẽ dao động. Phố Wall hoài nghi về con đường phía trước còn những khách hàng trung thành với công ty thì không biết tương lai của những sản phẩm được ưa thích nhất gắn mác Apple sẽ đi về đâu.

Tuy nhiên hiện tại, cổ phiếu Apple đang ở mức cao nhất mọi thời đại. Vốn hóa thị trường công ty đạt 2,4 nghìn tỷ USD – lớn hơn cả GDP của Canada, Nga và Tây Ban Nha. Apple hiện cũng là công ty lớn nhất thế giới, tiếp tục thống trị thị trường điện thoại thông minh.

Thành tựu đó đã nói lên tất cả, về cách mà một kỹ sư công nghiệp đã biến những sáng tạo của Steve Jobs thành "Apple của Tim Cook", thành một trong những doanh nghiệp có lãi nhất lịch sử.

Steve Jobs tạo ra Apple nhưng Tim Cook mới là anh hùng: Đưa Apple trở thành công ty đầu tiên cán mốc vốn hóa 3.000 tỷ USD, ngồi trên núi tiền mặt 191 tỷ USD - Ảnh 1.

Apple dưới thời Steve Jobs, nhìn chung định hình bởi những sáng tạo sản phẩm mới mang tính cách mạng, thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp. Trong khi đó, Tim Cook đã biến Apple thành nơi phản ánh nhiều hơn bản thân ông, một người đàn ông thận trọng, hợp tác và khôn khéo.

"Apple của Tim Cook", theo như nhiều cựu lãnh đạo cấp cao của Apple nói rằng là tập đoàn khổng lồ theo đuổi mục tiêu tốc độ tăng trưởng bằng việc xây dựng đế chế sản phẩm và dịch vụ quanh những sáng tạo cách mạng của người tiền nhiệm. Thành công của họ đã thu hút được các khách hàng ở Trung Quốc - giúp doanh số tăng mạnh trong khi vẫn để chi phí ở mức có thể kiểm soát được.

Một doanh nghiệp thành công sau khi được chuyển giao quyền lực cho người tiền nhiệm là khá hiếm. Microsoft đã một phen lao đao khi Bill Gates trao ngôi vương lại cho người tiền nhiệm sát ông; GM cũng rơi vào tình trạng tương tự như vậy.

"Thời điểm tháng 10/2011, mọi người nói kiểu: Chấm hết rồi, mọi thứ rồi sẽ rối tung", theo Mike Slade – một nhà tư vấn lâu năm cho Steve Jobs và là cựu thành viên hội đồng quản lý của Apple. "Tuy nhiên giờ đây, Tim Cook chứng minh rằng ông đã làm rất tốt công việc của mình".

Apple, dưới thời Cook thịnh vượng chưa từng có. Kể từ khi bắt đầu điều hành công ty vào năm 2011, năm mà Steve Jobs mất, doanh thu và lợi nhuận của Apple đã liên tục tăng gấp đôi và vốn hóa thị trường của họ đã vượt từ 348 tỷ USD lên đến giờ là hơn 2 nghìn tỷ USD.

Cook là một người tương đối lạ với những nhà sáng tạo sản phẩm được ưa thích bởi Jobs và sau khi Jobs qua đời, ông cũng không cố nhiều để thay đổi nó. Thay vào đó, ông tập trung vào loạt những hành động nhỏ để cùng xây dựng một "pháo đài" quanh iPhone: Một chiếc đồng hồ, Airpod và những dịch vụ thuê bao nhạc, tivi.

Từ khi đảm nhận nhiệm vụ vào năm 2011, Cook đã theo lời khuyên của người tiền nhiệm là "Đừng hỏi tôi sẽ làm gì. Hãy làm luôn những gì đúng đắn".

Ông thường dậy vào mỗi buổi sáng lúc trước 4 giờ và xem dữ liệu bán hàng toàn cầu. Ông vẫn duy trì gặp gỡ vào mỗi thứ 6 với các nhân viên mảng hoạt động và tài chính – thứ mà các thành viên trong đội gọi là "buổi tối hẹn hò với Tim" bởi họ sẽ ngồi nhiều giờ cùng nhau. Cook cũng hiếm khi ghé thăm đội thiết kế của Apple – một nơi mà Jobs thường xuyên lui tới trước đây.

"Tôi biết những gì tôi cần làm là không được bắt chước ông ấy", Cook trả lời phỏng vấn ESPN vào năm 2017. "Tôi sẽ thất bại khi làm vậy. Bạn phải tự vẽ ra con đường của riêng mình. Bạn phải là phiên bản tốt nhất của chính mình".

Cook được mô tả bởi các đồng nghiệp và người quen như một người nghiện làm việc với một cam kết duy nhất dành cho Apple. Những đồng nghiệp lâu năm hiếm khi giao tiếp xã hội với Cook và khẳng định ông luôn giữ lịch trình rõ ràng với những sự kiến cá nhân.

Mặc dù những nhân viên cũ và hiện tại nói Cook tạo ra môi trường làm việc thư giãn hơn Jobs nhưng ông cũng có những nguyên tắc của riêng mình. Cook từng phát cáu khi công ty chuyển nhầm 25 chiếc máy tính cho Hàn Quốc thay vì Nhật Bản. "Chúng ta đã mất đi cam kết về sự hoàn hảo", Cook nói.

Sự khắt khe của Cook cũng tạo áp lực cho các nhân viên cấp dưới mỗi khi bước vào cuộc họp. "Câu hỏi đầu tiên là: 'Joe, hôm nay chúng ta sản xuất bao nhiêu chiếc', '10.000 chiếc ạ', 'Năng suất là bao nhiêu?', '98%'. Sau đó, ông ấy sẽ nói: 'Được rồi, hãy giải thích cho 2% thất bại'. Trời ơi, tôi làm sao mà biết được", Joe O’Sullivan, cựu Giám đốc Điều hành của Apple, kể lại.

Joe chia sẻ thêm rằng ngày đầu tiên Cook làm việc tại Apple hồi năm 1998, ông đã họp với nhân viên trong vòng 11 tiếng.

Cook cũng đã thay đổi hội đồng quản trị Apple, thay thế những lãnh đạo vốn có tư duy hướng tới marketing và sản phẩm nhiều hơn bằng những người có khuynh hướng tài chính.

Không có Jobs như một giám đốc sản phẩm Cook đã gọi những lãnh đạo phần mềm, phần cứng và thiết kế hợp lực. Cách tiếp cận này cho thấy xu hướng thận trọng của ông.

Thay vì nỗ lực tìm ra một thiết bị mới, Cook nhận thấy thành công trong việc xây dựng một nhóm sản phẩm quanh iPhone gồm đồng hồ, tai nghe, dịch vụ thuê bao nhạc và tivi.

Những sản phẩm này đều đã tạo ra bước đột phá, như Apple Watch đã bán vượt toàn bộ ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ còn Airpod chiếm gần nửa tất cả tai nghe bán ra trên toàn thế giới cuối năm 2019.

Nguồn: CNN

http://tintuc.vdong.vn/01/1165313.htm

Vân Đàm

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.48543608040102202-dsu-yt-191-tam-neit-iun-nert-iogn-dsu-yt-0003-aoh-nov-com-nac-neit-uad-yt-gnoc-hnaht-ort-elppa-aud-gnuh-hna-al-iom-kooc-mit-gnuhn-elppa-ar-oat-sboj-evets/nv.zibefac

Comments:0 | Tags: app

“Steve Jobs tạo ra Apple nhưng Tim Cook mới là 'anh hùng': Đưa Apple trở thành công ty đầu tiên cán mốc vốn hóa 3.000 tỷ ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools