vĐồng tin tức tài chính 365

'Zero COVID' lung lay chỗ đứng tại Trung Quốc khi thiệt hại kinh tế chồng chất và người dân ngày càng bất mãn?

2022-01-07 08:12

Chiến lược không khoan nhượng đối với COVID-19 từng thành công trong giai đoạn đầu của đại dịch, đặc biệt là trong năm đầu tiên.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến chủng Omicron dễ lây lan, thiệt hại của các đợt phong tỏa kéo dài, tiêu dùng nội địa yếu, tình hình tài khóa xấu và việc người dân ngày càng bất mãn đang gây bất lợi cho Trung Quốc, SCMP dẫn lời giới chuyên gia kinh tế nhận xét.

Biến chuyển có thể đến sau Olympic mùa đông

Ông Chen Xingdong, kinh tế trưởng về thị trường Trung Quốc tại ngân hàng bán lẻ BNP Paribas, nhận định: "Trung Quốc cần một cách tiếp cận khác với dịch bệnh. Họ không thể tiếp tục chiến lược Zero COVID".

Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với một làn sóng bùng phát cục bộ trên khắp cả nước. Đồng thời, mối đe dọa từ Omicron cũng đang rình rập đất nước tỷ dân. Trong nhiều tuần qua, thành phố Tây An ở tỉnh Thiểm Tây đã trở thành tâm chấn mới của dịch bệnh.

Theo chính sách không khoan nhượng của chính quyền Bắc Kinh, toàn thành phố Tây An đã phải phong tỏa từ ngày 23/12/2021 và người dân không được rời khỏi nhà.

Các quan chức địa phương đã bị chỉ trích nặng nề vì thực hiện quy định phong tỏa một cách yếu kém khi cư dân phàn nàn về tình trạng thiếu lương thực và khó tiếp cận các nguồn vật tư y tế.

'Zero COVID' lung lay chỗ đứng tại Trung Quốc khi thiệt hại kinh tế chồng chất và người dân ngày càng bất mãn? - Ảnh 1.

Trung Quốc đang trải qua đợt bùng phát COVID-19 cục bộ trên toàn quốc. Do đó, cũng dễ hiểu khi chiến lược không khoan nhượng với đại dịch lại trở thành tâm điểm bàn tán của công chúng. (Ảnh minh họa: Reuters).

Hậu quả của chiến lược Zero COVID không chỉ thể hiện ở Tây An mà còn nhiều địa phương khác. Đơn cử, cuối tháng 10 năm ngoái, hàng chục nghìn người đã phải "chôn chân" bên trong Disneyland Thượng Hải sau khi một du khách có kết quả xét nghiệm dương tính.

Thành phố Thủy Lệ giáp với biên giới Myanmar liên tục bùng phát dịch cục bộ trong gần hai năm qua. Cứ mỗi lần bùng dịch, giới chức Thủy Lệ lại áp lệnh phong tỏa. Từ tháng 9/2020 đến nay, Thủy Lệ đã "nội bất xuất, ngoại bất nhập" tổng cộng tới 7 tháng.

Ông Chen của BNP Paribas nhấn mạnh: "Trung Quốc phải rút ra bài học đắt giá từ Tây An. Có vẻ như không phải tất cả chính quyền địa phương đều có thể triển khai chiến lược Zero COVID một cách lý tưởng, do đó tôi nghĩ Bắc Kinh cần phải thực tế hơn".

"Dường như chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhận ra cái giá đắt phải trả cho chính sách Zero COVID. Rất khó để Trung Quốc tiếp tục chiến lược này", vị chuyên gia cảnh báo.

Ông Chen đã chỉ ra một tín hiệu từ hội nghị công tác kinh tế trung ương diễn ra hồi đầu tháng 12. Theo vị kinh tế trưởng của BNP Paribas, Trung Quốc sẽ tìm ra "điểm cân bằng giữa kiểm soát dịch bệnh và phát triển kinh tế".

"Chúng tôi hy vọng chính sách Zero COVID sẽ được nới lỏng, song không ai biết Bắc Kinh sẽ điều chỉnh chiến lược ra sao và khi nào", ông Chen Xingdong nói tiếp.

"Nhìn chung, chúng tôi đang kỳ vọng rằng sau Olympic mùa đông, Trung Quốc có thể điều chỉnh một chút chiến lược Zero COVID, nhưng đến mức độ nào thì vẫn còn là một câu hỏi mở", ông dự đoán.

Zero COVID là rủi ro chính trị hàng đầu của Trung Quốc

Hãng tư vấn Eurasia Group cho biết chính sách không khoan nhượng với dịch bệnh của Trung Quốc là rủi ro chính trị hàng đầu của Bắc Kinh trong năm 2022. Eurasia Group nhận thấy việc tiếp tục chính sách này sẽ gây phản tác dụng và đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu.

Trung Quốc đang phải đối mặt với không ít thách thức khác như thái độ chống đối ngày càng lớn từ phương Tây, mô hình tăng trưởng kiệt quệ, nền kinh tế dư thừa đòn bẩy cũng như mất cân bằng, và dân số già hóa nhanh chóng.

Trong bối cảnh đó, chính sách Zero COVID là rủi ro nghiêm trọng nhất vì nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến tiêu dùng và tăng trưởng, đồng thời là chất xúc tác cho những bất ổn trong lòng xã hội, Eurasia Group lập luận.

'Zero COVID' lung lay chỗ đứng tại Trung Quốc khi thiệt hại kinh tế chồng chất và người dân ngày càng bất mãn? - Ảnh 2.

Đường phố Tây An không một bóng người. (Ảnh: Getty Images).

"Zero COVID không thể ngăn chặn các đợt lây nhiễm từ biến chủng Omicron, điều đó có thể dẫn đến các đợt bùng phát lớn và nghiêm trọng hơn. Kịch bản này sẽ buộc Bắc Kinh ra đưa các biện pháp nghiêm ngặt hơn nữa", Eurasia dự đoán thêm.

"Từ đó, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ bị gián đoạn trầm trọng hơn. Chính phủ sẽ phải can thiệp nhiều hơn và người dân càng bất mãn hơn…", hãng tư vấn có trụ sở tại Mỹ tiếp tục.

Nguy cơ Trung Quốc bị loại khỏi dòng chảy thương mại

Trao đổi với SCMP, ông Lu Ting - kinh tế trưởng về thị trường Trung Quốc tại Nomura, cho biết đất nước tỷ dân có thể sẽ sớm đạt đến điểm tới hạn. Khi đó, thiệt hại từ chính sách Zero COVID sẽ lớn hơn lợi ích của bản thân nó.

"Nếu bây giờ Trung Quốc từ bỏ Zero COVID, công chúng có thể coi đây là một sự thừa nhận rằng chiến lược không hiệu quả từ đầu.

Các nhà hoạch định chính sách sẽ thận trọng hơn trong giai đoạn thay đổi lãnh đạo cả một thập kỷ mới có một lần này", ông Lu nhận xét. Theo SCMP, sự kiện mà vị chuyên gia nhắc đến là Đại hội Đảng lần thứ 20 vào tháng 11 năm nay.

Khi hầu hết các nước chọn sống chung với COVID và Trung Quốc trở thành quốc gia duy nhất không khoan nhượng với dịch bệnh, việc duy trì chính sách này có thể ngày càng tốn kém, đồng thời làm tăng nguy cơ Trung Quốc bị loại ra khỏi dòng chảy thương mại quốc tế, ông Lu nói tiếp.

Tháng trước, World Bank đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 và 2022 của Trung Quốc xuống 8% và 5,1%, lần lượt giảm từ 8,5% và 5,4%.

Xem thêm: mth.13772947070102202-nam-tab-gnac-yagn-nad-iougn-av-tahc-gnohc-et-hnik-iah-teiht-ihk-couq-gnurt-iat-gnud-ohc-yal-gnul-divoc-orez/nv.zibmanteiv

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Zero COVID' lung lay chỗ đứng tại Trung Quốc khi thiệt hại kinh tế chồng chất và người dân ngày càng bất mãn?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools