vĐồng tin tức tài chính 365

Xuất khẩu thanh long: Đường bộ” “quay đầu”, đường biển "5 ăn 5 thua"

2022-01-07 17:25

Doanh nghiệp xuất khẩu thanh long đang rất khó khăn khi đường bộ đã tắc cửa khẩu, đường biển thì thiếu container nghiêm trọng kèm theo nhiều vấn đề khác.

Thiếu container lạnh nghiêm trọng, chi phí thuê tăng gấp 3-4 lần

Trao đổi với PV Lao Động chiều 7.1.2021, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau Quả Việt Nam cho biết, doanh nghiệp trồng, xuất khẩu thanh long đang rất khó khăn, chi phí đầu tư không ít, đến vụ không bán được khiến doanh nghiệp như "ngồi trên đống lửa". Cửa khẩu biên giới đường bộ đã đóng, nhiều doanh nghiệp chuyển qua đường biển lại tiếp tục vấp phải vấn đề thiếu container lạnh.

“Nhiều doanh nghiệp muốn chuyển qua đường biển nhưng không có container lạnh. Có doanh nghiệp tìm được nhưng phải trả với giá rất cao nên không dám đi. Cũng có một số doanh nghiệp trồng thanh long dám đi vì sản phẩm do họ trồng, có chuyện gì thì chỉ mất chi phí đầu tư thôi. Nhưng doanh nghiệp cũng rất mù mờ không biết tới cảng Trung Quốc có kịp hạ bãi không vì sẽ kẹt cầu cảng. Hơn nữa, nếu cảng Trung Quốc cho nhân viên nghỉ Tết sớm là “mệt”, chờ qua Tết hàng sẽ hư hết, chưa kể còn phải qua khâu kiểm COVID-19 tương tự như hàng đi đường bộ rất mất thời gian. Nói chung là “năm ăn năm thua”, lọt thì ngon, rớt lại là “chết mất xác”. Tình hình chung là các doanh nghiệp hiện nay đang rất khó khăn, vì bán nội địa là lỗ thê thảm” – ông Đặng Phúc Nguyên lo lắng chia sẻ.

Thiếu container lạnh khiến xuất khẩu thanh long và trái cây tươi gặp khó khăn. Ảnh minh họa: TL
Thiếu container lạnh khiến xuất khẩu thanh long và trái cây tươi gặp khó khăn. Ảnh minh họa: TL

Thông tin thêm về điều này, ông Nguyễn Khắc Huy - Giám đốc Công ty Hoàng Phát Fruit cũng cho biết, container lạnh đường biển đang thiếu trầm trọng. Nhiều doanh nghiệp phải mua lại container lạnh từ doanh nghiệp khác nên giá tăng gấp đôi, thậm chí 3-4 lần so với mức giá thực tế khoảng 4-8 triệu một container 20 feet.

Ông Huy  lưu ý rằng, với chi phí cao như vậy, khi hàng sang đến nơi mà bị từ chối là doanh nghiệp thua lỗ thê thảm. Chính vì vậy, vấn đề mấu chốt nhất hiện nay để trái cây của Việt Nam, đặc biệt là thanh long xuất qua Trung Quốc các doanh nghiệp phải hết sức chú ý về các tiêu chuẩn mà phía bạn đặt ra, trong đó cần đảm bảo nguyên tắc "Zero COVID", không có virus SARS-CoV-2 trên hàng hay các thùng hàng khi đưa sang Trung Quốc.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), có thông tin là Trung Quốc sẽ cho thủy thủy nghỉ Tết sớm để đảm bảo thời gian cách ly 21 ngày trước khi về quê ăn Tết, do đó các doanh nghiệp cần tính toán đến vấn đề này để cân nhắc có tiếp tục đóng hàng đi không, bởi nếu trái cây tươi, trong đó có thanh long kẹt lại tại cảng không thể vào thị trường, sẽ thối hỏng không thể tiêu thụ được.

Tuy nhiên, về vấn đề này, tại cuộc làm việc với Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam và ông Hồ Tiến Thiệu – Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn hồi cuối tháng 12.2021, ông Hồ Tỏa Cẩm – Tham tán Kinh tế thương mại, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam cho biết: Đại sứ quán Trung Quốc chưa nhận được thông báo về vấn đề này.

Chi phí logistics "ăn hết" lợi nhuận của doanh nghiệp

Ông Phạm Ngọc Thành - Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao (DOVECO) cho rằng, tình trạng tắc cửa khẩu khiến hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc đang bị dồn từ đường bộ sang đường biển, gây tình trạng quá tải, thiếu container làm phát sinh tình trạng "buôn bán chợ đen" container lạnh, đẩy giá container lạnh tăng đột biến, giá cước vận tải biển cũng tăng cao khiến doanh nghiệp xuất khẩu "khó trăm bề".

Nếu trước đây giá cước vận chuyển một container lạnh chỉ 30-40 triệu đồng, nay tăng lên 200 triệu đồng, thêm vào đó, chi phí vỏ container lạnh tăng cao khiến chi phí xuất hàng của doanh nghiệp tăng nhiều lần. Lợi nhuận vì thế cũng giảm mạnh, thậm chí có  những container hàng doanh nghiệp gần như không còn lợi nhuận, thậm chí, có những congtainer hàng hóa, chi phí cho logistics cao gấp 200 – 300% so với giá trị sản phẩm.

Trao đổi với PV Lao Động, một số chuyên gia kinh tế cũng cho hay, chi phí cho logistics còn quá lớn và Việt Nam chưa tự chủ được, đặc biệt là hệ thống tàu bè rất yếu kém. Đó là một trong những khó khăn kìm chế năng lực cạnh tranh hàng hóa nói chung và nông, lâm, thủy sản nói riêng của Việt Nam. 

Xem thêm: odl.536299-auht-5-na-5-neib-gnoud-uad-yauq-ob-gnoud-gnol-hnaht-uahk-taux/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xuất khẩu thanh long: Đường bộ” “quay đầu”, đường biển "5 ăn 5 thua"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools