vĐồng tin tức tài chính 365

Công ty đứng sau mẫu xe điện cứ 20s có 1 người mua, giá ngang SH: Xưởng làm máy kéo thành doanh nghiệp 650 triệu USD, bắ

2022-01-11 08:23

Wuling là hãng ô tô Trung Quốc không nhiều người biết cho đến khi sản phẩm Hongguang Mini EV của họ từng có thời điểm vượt cả Tesla Model 3 để trở thành mẫu xe điện bán chạy nhất thế giới. Không lâu sau khi ra mắt, Hongguang Mini EV đã làm mưa làm gió tại thị trường Trung Quốc bởi mức giá không thể "mềm" hơn: Chỉ 28.000 nhân dân tệ (tương đương 100 triệu đồng) - ngang một chiếc Honda SH tại Việt Nam.

Hong Guang được đánh giá là một trong những thành công lớn nhất của ngành công nghiệp xe hơi Trung Quốc nói chung. Với khoảng 5 triệu chiếc được bán ra trong 10 năm qua, Hong Guang đã giúp rất nhiều người dân Trung Quốc có thu nhập bình thường có thể di chuyển bằng ô tô.

Giờ đây, sau khi hợp tác với ông lớn General Motors để cho ra đời mẫu xe điện Hongguang Mini EV, Wuling lại một lần nữa chứng tỏ sức hút không hề nhỏ của mình tại Trung Quốc và được truyền thông thế giới liên tục nhắc đến trong thời gian qua.

Công ty đứng sau mẫu xe điện cứ 20s có 1 người mua, giá ngang SH: Xưởng làm máy kéo thành doanh nghiệp 650 triệu USD, bắt tay với General Motors - Ảnh 1.

LỊCH SỬ THÀNH LẬP

Trên thực tế, lịch sử ban đầu của Wuling hầu như không liên quan đến ô tô. Bản thân tên gọi Wuling có từ những năm 1980, 60 năm sau khi công ty đặt nền móng đầu tiên.

Năm 1928 tại Liễu Châu, nhà máy máy móc Liễu Giang được thành lập. Theo thời gian, nơi này đã trải qua vô số lần đổi tên. Tuy nhiên, cái tên nổi tiếng nhất, hay được mọi người nhắc đến là nhà máy máy móc Liễu Châu.

Khi đó, nơi đây chủ yếu sửa chữa các thiết bị quân đội, bao gồm máy bay. Có thể nói, đây là bước khởi đầu của quá trình phát triển nội bộ. Các kỹ sư rất tích cực nghiên cứu động cơ đốt trong. Đầu những năm 1930, nhà máy thậm chí còn phát triển một động cơ chạy bằng than đá.

Ngoài sửa chữa và bảo trì, nhà máy cũng bắt đầu lắp ráp toàn bộ máy bay, đa phần là máy bay huấn luyện hạng nhẹ. Năm 1937, họ đã trình làng một máy bay chiến đấu 1 chỗ ngồi.

Công ty đứng sau mẫu xe điện cứ 20s có 1 người mua, giá ngang SH: Xưởng làm máy kéo thành doanh nghiệp 650 triệu USD, bắt tay với General Motors - Ảnh 2.

Nhà máy máy móc Liễu Châu chủ yếu sửa chữa các thiết bị quân đội, bao gồm máy bay (Ảnh: Internet).

Trong nửa đầu những năm 1940 đầy biến động nhà máy máy móc Liễu Châu vẫn là một phần của kho vũ khí quân sự, nhưng điều đó đã thay đổi. Năm 1946, nhà máy do tỉnh Quảng Tây quản lý và từ năm 1948 trở đi, họ tập trung vào cơ giới hóa nông nghiệp, bắt đầu chế tạo máy móc để chế biến mía, gạo hoặc ngô cùng nhiều thứ khác.

Nhà máy cũng lắp ráp động cơ đốt trong để phục vụ những máy móc đó. Kết quả là họ đã xây dựng một nhà máy mới năm 1958 để chế tạo động cơ diesel lớn cho tàu biển. Tuy nhiên, Trung Quốc đang trong suy thoái kinh tế, khiến thị trường đóng tàu hoàn toàn sụp đổ và động cơ diesel hàng hải không được sản xuất nữa.

Và nhà máy này mới chính là tiền thân của hãng ô tô Wuling. Trước khi điều đó xảy ra, nhà máy đã trải qua một giai đoạn đáng chú ý khác.

NHIỀU LẦN ĐỔI MỤC ĐÍCH SẢN XUẤT

Sau khi dừng sản xuất động cơ diesel hàng hải, nhà máy chuyển sang sản xuất máy khai thác gỗ và sau đó là máy kéo nông nghiệp. Trong những năm 1960, Trung Quốc phần lớn vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp, vì vậy sản xuất máy kéo là hoạt động kinh doanh tốt.

Sản lượng bắt đầu với khoảng 500 máy kéo mỗi năm nhưng sau đó tăng gấp 10 lần trong thập kỷ tiếp theo. Điều này giúp nhà máy máy kéo Liễu Châu trở thành một đơn vị công nghiệp thành công theo tiêu chuẩn của Trung Quốc.

Vào giữa những năm 1970, Trung Quốc bắt đầu có những thay đổi lớn về kinh tế. Chính quyền tỉnh Quảng Tây dự đoán điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp. Máy kéo Liễu Châu bị mắc kẹt với hàng trăm chiếc máy kéo dư thừa và phải cải tổ để giữ vững lợi nhuận.

Công ty đứng sau mẫu xe điện cứ 20s có 1 người mua, giá ngang SH: Xưởng làm máy kéo thành doanh nghiệp 650 triệu USD, bắt tay với General Motors - Ảnh 3.

Những chiếc máy kéo của nhà máy máy kéo Liễu Châu (Ảnh: Internet).

Như nhiều đơn vị sản xuất khác, họ đã nghĩ đến việc sản xuất ô tô nhưng chưa có cơ hội và phải chuyển sang sản xuất máy khâu và khung dệt. Dù vậy, họ vẫn không từ bỏ ý định sản xuất ô tô và nhập khẩu một chiếc Mitsubishi từ Nhật Bản để bắt đầu "quy trình kỹ thuật" của riêng mình.

Sau khi được cấp phép, sản xuất hàng loạt ở quy mô được triển khai năm 1984, nhà máy đổi tên thành "Nhà máy xe hạng nhẹ Liễu Châu".

Chiếc Mitsubishi do nhà máy sao chép xuất hiện trên thị trường với tên gọi "Liuzhou LZ110". Năm 1987, nhà máy giới thiệu tên thương hiệu Wuling - nghĩa là "5 viên kim cương" (giống logo của sản phẩm). Sau đó, nhà máy thỏa thuận được giấy phép từ Mitsubishi và những chiếc xe tải Wuling không còn là bản sao bất hợp pháp. Dòng sản phẩm này được sản xuất trên quy mô lớn từ năm 1988 trở đi. Một thời gian sau, Wuling đã trở thành nhà sản xuất hàng đầu của những chiếc ô tô hạng nhẹ, có giá phải chăng.

SỰ KẾT HỢP VỚI SAIC VÀ GENERAL MOTORS

Ngoài những chiếc xe tải nhỏ, "Nhà máy xe hạng nhẹ Liễu Châu" còn quan tâm đến xe du lịch. Tuy nhiên, đến năm 1994, việc sản xuất này bị dừng lại. Trong khi đó, sản phẩm xe tải nhỏ của họ vẫn thành công rực rỡ với sản lượng nhanh chóng tăng lên 100.000 chiếc mỗi năm vào cuối những năm 1990. Ngay cả một sự cố thiên tai như việc một nhà máy bị ngập hoàn toàn trong trận lụt lớn năm 1996 cũng không thể cản bước sự phát triển của Wuling.

Công ty đứng sau mẫu xe điện cứ 20s có 1 người mua, giá ngang SH: Xưởng làm máy kéo thành doanh nghiệp 650 triệu USD, bắt tay với General Motors - Ảnh 4.
Công ty đứng sau mẫu xe điện cứ 20s có 1 người mua, giá ngang SH: Xưởng làm máy kéo thành doanh nghiệp 650 triệu USD, bắt tay với General Motors - Ảnh 5.

Một số sản phẩm thành công của Wuling (Ảnh: Internet).

Để mở rộng sự thành công, Wuling đã tìm kiếm một đối tác quốc tế để hợp tác kỹ thuật vào cuối những năm 1990 và công ty đó là General Motors (GM). Thế nhưng một rắc rối xảy ra là GM vừa liên doanh với SAIC và Jinbei. Theo luật pháp Trung Quốc lúc đó, một nhà sản xuất nước ngoài không được liên doanh với nhiều hơn 2 công ty nội địa.

Trong trường hợp này, SAIC là trung tâm của câu chuyện. Năm 2001 SAIC mua một lượng lớn khoảng 76% cổ phần của Wuling. Sau đó, họ chuyển sang GM và lôi kéo GM đầu tư. Do đó, năm 2002, liên doanh SAIC-GM-Wuling (SGMW) được thành lập. SAIC nắm giữ 50,1% cổ phần, GM đầu tư 34% và Wuling Motors sở hữu 15,9%.

Năm 2010, Wuling Motors bán 10% cổ phần của mình tại SGMW cho General Motors và chỉ còn sở hữu một tỷ lệ nhỏ trong liên doanh. Tuy nhiên, Wuling vẫn là yếu tố quan trọng vì họ được cấp phép cho tên của thương hiệu xe hơi Wuling vốn rất thành công ở Trung Quốc.

THÀNH CÔNG CỦA HONGGUANG MINI EV

Hongguang Mini EV chính thức mở bán tại Trung Quốc vào tháng 7/2020. Không lâu sau, nó đã nhanh chóng trở thành "vua doanh số". Đến tháng 1/2021, hiệp hội xe du lịch Trung Quốc cho biết Hongguang Mini EV đã đứng đầu doanh số bán xe năng lượng mới với 25.778 chiếc so với Tesla Model 3 (13.843 chiếc) được bán tại Trung Quốc.

Tháng 9 năm ngoái, Wuling lập kỷ lục doanh số mới tại thị trường tỷ dân. Công ty công bố Hongguang Mini EV đạt doanh số lên tới 1.800 xe/ngày. Hay nói cách khác, cứ 20 giây trôi qua lại có 1 chiếc Hongguang Mini EV được bán ra.

Công ty đứng sau mẫu xe điện cứ 20s có 1 người mua, giá ngang SH: Xưởng làm máy kéo thành doanh nghiệp 650 triệu USD, bắt tay với General Motors - Ảnh 6.

Wuling đã xây dựng hơn 113.000 trạm sạc tại 260 thành phố ở Trung Quốc đễ hỗ trợ khách hàng. Động thái này của Wuling cho thấy họ rất nghiêm túc trong việc đầu tư vào mảng ô tô điện đô thị cỡ nhỏ.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơn 95% người dân Trung Quốc hiện nay chỉ đi lại trong khoảng cách dưới 20km. Do đó, những chiếc xe nhỏ gọn như Hongguang Mini EV là lựa chọn hàng đầu của họ.

Chứng kiến sự thành công vượt trội của Hongguang Mini EV, một số hãng xe khác cũng đã tung ra các mẫu xe điện mini để ăn theo. Mặc dù vậy, đến nay, vẫn chưa sản phẩm nào có thể vượt qua được Hongguang Mini EV.

Nguồn: CNC, MW

http://tintuc.vdong.vn/01/1176287.htm

Gia Vũ

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.63561730201102202-srotom-lareneg-iov-yat-tab-dsu-ueirt-056-peihgn-hnaod-hnaht-oek-yam-mal-gnoux-hs-gnagn-aig-aum-iougn-1-oc-s02-uc-neid-ex-uam-uas-gnud-yt-gnoc/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Công ty đứng sau mẫu xe điện cứ 20s có 1 người mua, giá ngang SH: Xưởng làm máy kéo thành doanh nghiệp 650 triệu USD, bắ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools