vĐồng tin tức tài chính 365

Bí thư Hà Nội: Hà Nội sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý đô thị

2022-01-11 17:06
Bí thư Hà Nội: Hà Nội sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý đô thị - Ảnh 1.

Các lãnh đạo TP Hà Nội có mặt trong buổi gặp gỡ các cơ quan báo chí nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 - Ảnh: UBND TP Hà Nội

Sáng 11-1, tại trụ sở Thành ủy Hà Nội đã diễn ra buổi gặp mặt các cơ quan báo chí trung ương và địa phương nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh, các phó bí thư Thành ủy, phó chủ tịch UBND TP Hà Nội cùng đại diện các sở, ngành hiện diện tại cuộc gặp mặt.

Lãnh đạo Thành ủy, UBND TP Hà Nội đã lắng nghe góp ý của một số nhà báo, phóng viên về công tác điều hành, quản lý của TP trong năm 2021. 

Tổng biên tập báo Kinh Tế & Đô Thị Nguyễn Minh Đức - cơ quan ngôn luận của UBND TP Hà Nội - đề nghị TP sớm mở lại các cuộc giao ban cung cấp thông tin báo chí hàng tuần như thời điểm trước dịch COVID-19, để các phóng viên được sớm tiếp cận thông tin. 

Đại tá Ngô Anh Thu - phó tổng biên tập báo Quân Đội Nhân Dân - mong muốn năm 2022, Hà Nội sẽ cởi mở hơn với báo chí, cung cấp thông tin nhanh, kịp thời hơn, để kịp thời tuyên truyền cho người dân biết về những quyết sách của thủ đô.

Tại sao có những tòa nhà xây 5 tầng, 10 tầng "to tướng" rồi mới bị phát hiện?

Bí thư Hà Nội: Hà Nội sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý đô thị - Ảnh 2.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng - Ảnh: UBND TP Hà Nội

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho hay, trong năm 2021 Thành ủy đã ban hành hai chỉ thị về tăng cường công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch trật tự đô thị, và chỉ thị về tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thủ đô.

Theo ông, những vấn đề tồn tại cũ về quy hoạch trật tự đô thị TP sẽ xử lý từng bước. Nhưng để tồn tại mới phát sinh thì có trách nhiệm của tập thể, cá nhân, từng cơ quan đơn vị trên địa bàn.

"Tại sao lại có tình trạng những tòa nhà xây 5 tầng, 7, 10 tầng to tướng rồi sau đó mới phát hiện ra sai phạm? Đã có quy hoạch rồi. Quận, huyện, xã phường phải theo dõi. Tại sao xây xong rồi mới phát hiện, khi xảy ra rồi khắc phục rất khó khăn?", ông Dũng đặt câu hỏi.

Để khắc phục tình trạng trên, bí thư Hà Nội cho rằng phải phân cấp, giao quyền, giao trách nhiệm cho người đứng đầu các địa phương, để xảy ra tình trạng trên, thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm. TP đang triển khai, đôn đốc UBND TP về xây dựng kế hoạch và phải làm kịp thời, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

"Bây giờ mà động đất cấp 5 thôi, sập một loạt chung cư cũ, chết hàng nghìn người thì ai chịu trách nhiệm?", ông Dũng nói. Ông cũng cho biết thêm, vấn đề quản lý đất đai, tài nguyên, cát tại các sông… TP sẽ tiếp tục quan tâm và sát sao hơn trong năm 2022.

Điều chỉnh nhiều quyết sách chống dịch 

Theo người đứng đầu Thành ủy Hà Nội, trong năm 2021, các cơ quan báo chí đề cập tới rất nhiều về tình hình chống dịch trên địa bàn TP, tuy nhiên vì "việc này đúng là chưa từng có tiền lệ", nên có thời điểm vừa ra quyết sách đã phải điều chỉnh.

"Thường trực Thành ủy, Ban thường vụ Thành ủy tuần nào cũng họp theo định kỳ, sau đó ra các quyết sách. Chúng tôi khẳng định Thường trực, Thường vụ Thành ủy ủng hộ chủ tịch UBND TP Hà Nội ra các quyết định, chỉ thị và văn bản hướng dẫn chỉ đạo công tác chống dịch trên toàn TP.

Tuy nhiên có những việc đúng vừa quyết sách xong, nhưng khi bắt đầu tổ chức thực hiện thì dư luận không đồng thuận và tính khả thi không cao, lúc đó phải điều chỉnh, như là giấy đi đường", ông Dũng thừa nhận.

Ngoài những hạn chế, TP cũng có một số quyết sách "rất trúng, rất đúng, rất kịp thời nhưng thông tin ra ngoài, cho báo chí rất chậm, phải rút kinh nghiệm".

Quá trình chống dịch mới làm xuất hiện nhiều bất cập

Bí thư Hà Nội: Hà Nội sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý đô thị - Ảnh 3.

Ngành y tế TP phát thuốc điều trị cho F0 tại nhà - Ảnh: HÀ QUÂN

Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, Hà Nội là trung tâm lớn về văn hóa, chính trị, giáo dục, kinh tế… Thế nhưng qua đợt dịch thứ 4, TP "lòi" ra nhiều bất cập, trong đó có lĩnh vực y tế.

Ông Dũng nêu ví dụ, trong 11 năm qua, Hà Nội không xây được thêm một bệnh viện tuyến TP nào, ngoài ra y tế cơ sở yếu.

"Yếu là đúng thôi, một trong những lý do là bởi cơ chế, chính sách của chúng ta. Một phường của Hà Nội 90.000 dân thế mà quy định mỗi xã phường chỉ 1 trạm y tế, tối thiểu 5 và tối đa chỉ có 10 cán bộ nhân viên y tế. Dịch bùng phát gây quá tải y tế là điều dễ hiểu, lấy đâu ra nhân lực mà làm", ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, TP đã chủ trương sẽ xây thêm 4 - 5 bệnh viện tại các cửa ngõ của thủ đô với quy mô "tương đối lớn".

Về giáo dục, ông Dũng cho rằng tại các cuộc thi quốc gia, quốc tế, Hà Nội luôn nằm trong tốp đầu. Tuy nhiên, về xếp hạng chung, TP chỉ đứng thứ 23 cả nước, nhiều trường học chưa đạt chuẩn. 

"TP có khoảng 2.200 trường học, trong chương trình kỳ này sẽ thêm độ 500 trường nữa. Hà Nội là trung tâm văn hóa, giáo dục, thế mà giáo dục của TP hiện nay chỉ xếp thứ 23 trên cả nước, hơi xấu hổ. Nhiều trường còn chưa đạt chuẩn", ông Dũng thẳng thắn nhìn nhận.

Hà Nội có 467 ca COVID-19 nặng và nguy kịchHà Nội có 467 ca COVID-19 nặng và nguy kịch

TTO - Sáng 11-1, Sở Y tế Hà Nội thông tin, tính đến hết ngày 10-1, Hà Nội có 48.524 ca F0 đang được điều trị và cách ly, trong đó có 38.685 người (chiếm gần 80%) đang điều trị tại nhà, số còn lại điều trị tại cơ sở y tế.

Xem thêm: mth.86671605111102202-iht-od-yl-nauq-gnort-neyuq-nahp-pac-nahp-hnam-yad-es-ion-ah-ion-ah-uht-ib/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bí thư Hà Nội: Hà Nội sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý đô thị”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools