vĐồng tin tức tài chính 365

Nâng tầm con tôm Bạc Liêu, hướng tới mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD

2023-02-07 07:02

Doanh nghiệp linh hoạt vượt khó

Đối với tỉnh Bạc Liêu, chế biến thủy sản xuất khẩu được coi là thế mạnh kinh tế hàng đầu mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần thúc đẩy nghề nuôi tôm phát triển và giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho hàng ngàn lao động địa phương.

Tuy nhiên, năm 2022, hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn và kim ngạch xuất khẩu không đạt kế hoạch đề ra. Tổng kết hoạt động xuất khẩu năm 2022 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu chỉ thực hiện trên 853 triệu USD, đạt 92,74% kế hoạch. Trong đó, thủy sản xuất khẩu hơn 82.640 tấn, đạt 94,5% kế hoạch.

Nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu không đạt kế hoạch đề ra, ngoài khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến, ứng phó với những rào cản khắc khe về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, doanh nghiệp còn phải cạnh tranh khốc liệt với nhiều nước xuất khẩu mạnh khác về giá bán, thị trường. Nhất là vào những tháng cuối năm 2022, doanh nghiệp gặp khó trong tiếp cận các chương trình tín dụng đầu tư cho phát triển sản xuất. Vì vậy, một số doanh nghiệp xuất khẩu chỉ dám hoàn thành các đơn hàng đã ký kết trước đó và chưa mạnh dạn tăng công suất chế biến, mở rộng hay phát triển thêm các thị trường mới.

Kinh tế - Nâng tầm con tôm Bạc Liêu, hướng tới mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD

Công nhân chế biến tôm xuất khẩu. (Ảnh: TTXVN)

Nhưng trong hoàn cảnh khó khăn ấy, nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu của tỉnh đã năng động vượt khó bằng việc tổ chức lại sản xuất, đầu tư công nghệ sản xuất mới để nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh liên kết với nông dân, nhà khoa học nhằm xây dựng chuỗi sản xuất khép kín, phá vỡ các rào cản bằng việc hoàn thành các thủ tục về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ông Trần Văn Diệu, Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thủy sản Thái Minh Long, phường 1, thị xã Giá Rai, cho biết năm 2022 doanh nghiệp gặp không ít khó khăn với những bất lợi của tình hình thế giới. Có những thời điểm nguồn hàng xuất khẩu bị đứt gãy, nên doanh thu sụt giảm ở một số thị trường.

Tuy vậy, lãnh đạo công ty đã chủ động xây dựng kế hoạch và chiến lược cho con tôm xuất khẩu. Nhờ vậy, doanh thu năm 2022 đạt trên 1.000 tỷ đồng, tăng trên 35% so với cùng kỳ 2021.

Công ty cũng đã xây dựng chuỗi liên kết sản xuất bền vững với nông dân thông qua mô hình nuôi tôm sạch đạt tiêu chuẩn ASC (Chứng nhận cấp quốc tế đối với thủy sản được nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường, hệ sinh thái, cộng đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động).

Cùng với Công ty Thái Minh Long, nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản khác của Bạc Liêu cũng thành công nhờ biến thách thức thành cơ hội.

Ông Trần Văn Minh, Giám đốc Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F89, phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai, cho biết doanh nghiệp phải xây dựng uy tín, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, khai thác tối đa những thuận lợi do các hiệp định thương mại tự do mang lại.

Doanh nghiệp đã chủ động nghiên cứu thay đổi mẫu mã, đa dạng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường; đồng thời mạnh dạn đầu tư, đưa vào hoạt động cơ sở sản xuất mới ứng dụng công nghệ hiện đại ở tất cả các khâu sản xuất; tự động hóa khâu phân loại kích cỡ, chế biến chuyên sâu, nâng cao giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu. Cùng với đó, công ty cũng đẩy mạnh chuỗi liên kết xây dựng vùng nguyên liệu để nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đầu tư vốn không tính lãi và bao tiêu sản phẩm theo giá cả thị trường cho các tổ hợp tác, hợp tác xã; ngược lại các tổ hợp tác, hợp tác xã chịu trách nhiệm cung ứng sản phẩm tôm nguyên liệu lâu dài cho doanh nghiệp.

Đây chính là nền tảng tạo nên sự phát triển ổn định của các khâu nuôi trồng-thu mua-chế biến và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản.

Nhờ chủ động chuyển đổi, thích ứng tốt trong điều kiện khó khăn, nên hoạt động sản xuất của Công ty luôn duy trì, giải quyết việc làm thường xuyên cho từ 400-500 lao động, đảm bảo kế hoạch sản xuất lợi nhuận đề ra.

Phấn đấu đạt mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD

Năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đề ra chỉ tiêu xuất khẩu tôm 1 tỷ USD. Để thực hiện được mục tiêu này, tỉnh triển khai nhiều giải pháp từ nuôi đến chế biến và tiêu thụ.

Đối với nuôi trồng thủy sản, tỉnh tiếp tục tổ chức lại sản xuất ở các vùng nuôi trồng thủy sản theo hướng tập trung, sản xuất theo chuỗi giá trị phát triển bền vững, gắn với xây dựng cánh đồng lớn. Đồng thời đẩy mạnh phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao; tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hộ gia đình mở rộng quy mô sản xuất theo hướng trang trại, phát triển bền vững.

Tỉnh cũng khuyến khích, nhân rộng mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ giữa các doanh nghiệp và nông dân theo hình thức hợp tác sản xuất quy mô lớn.

Đối với lĩnh vực chế biến, nếu như những năm trước đây, phần lớn các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu chỉ tập trung xuất tôm đông và chủ yếu là xuất thô mang lại giá trị không cao, thì năm 2023 này nhiều doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến việc chế biến các mặt hàng giá trị gia tăng cao.

Đây cũng được coi là một trong những giải pháp làm tăng khả năng cạnh tranh về xuất nguyên liệu thô với các nước có nền công nghiệp nuôi tôm lớn. Đồng thời, hạn chế tình trạng sử dụng lãng phí nguồn nguyên liệu và hướng đến thay đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững và nâng cao giá trị gia tăng.

Ông Trần Văn Diệu, Tổng Giám đốc Công ty Thái Minh Long, cho biết: “Cũng như các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu khác trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, Công ty Thái Minh Long luôn trăn trở làm sao khai thác và phát huy hết giá trị mang lại từ con tôm, con tôm không chỉ giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu mà còn phải giúp nông dân thật sự làm giàu. Muốn hoàn thành mục tiêu này thì giải pháp đầu tiên là con tôm phải được nâng cao về giá trị thông qua chế biến các mặt hàng mang lại giá trị gia tăng cao. Vì vậy năm 2023 này, Công ty Thái Minh Long sẽ đầu tư xây dựng nhà máy chế biến hàng giá trị gia tăng có công suất 10.000 tấn/năm và mong muốn cùng nông dân làm giàu”.

Ngoài nâng cao giá trị cho con tôm, dự báo con tôm xuất khẩu sẽ khởi sắc hơn khi thị trường Trung Quốc cả chính ngạch và tiểu ngạch ngay từ những tháng đầu năm 2023 đã thông quan. Cùng với đó, diện tích nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh tăng nhanh, Nhà máy chế biến thủy sản Việt - Úc sẽ đưa vào hoạt động trong nay mai cũng hứa hẹn góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh…

Thực tiễn đã chứng minh, sản xuất nông nghiệp chính là “xương sống” của nền kinh tế ở Bạc Liêu với việc chiếm khoảng 50% trong cơ cấu kinh tế và tham gia giải quyết việc làm, thu nhập cho trên 70% dân số ở vùng nông thôn. Trong đó, con tôm được xác định là sản phẩm chủ lực, chiếm khoảng 75% tổng giá trị sản xuất của ngành Nông nghiệp và chiếm gần như 100% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Khẳng định điều này để thấy rằng, việc tăng cường đầu tư phát triển cho con tôm và phát triển mạnh công nghiệp chế biến xuất khẩu phải được xem là khâu đột phá.

Minh Hoa (t/h theo Vietnam+, báo Bạc Liêu)

 

Xem thêm: lmth.954295a-dsu-yt-1-uahk-taux-ueit-cum-iot-gnouh-ueil-cab-mot-noc-mat-gnan/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nâng tầm con tôm Bạc Liêu, hướng tới mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools