Sự phát triển bùng nổ
Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử giai đoạn 2016-2019 khoảng 30%. Quy mô thương mại điện tử bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng từ 4 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 11,5 tỷ USD năm 2019, đồng thời cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô thương mại điện tử nước ta đạt 52 tỷ USD.
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử thuộc Top 3 trong khu vực Đông Nam Á. Với mức tăng trưởng cao của nền kinh tế, thương mại điện tử góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy dòng chảy hàng hóa và dịch vụ, hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm cơ hội sản xuất và kinh doanh hiệu quả trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và sự lan tỏa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Để có được những con số trên, Việt Nam có thế mạnh là dân số trẻ cũng như lượng người dùng smartphone chiếm tỷ trọng lớn, lượng người giao dịch thương mại điện tử trên smartphone nhiều.
DStore đẩy mạnh xu thế bán hàng trực tuyến
Trước tình hình dịch Covid -19 diễn biến ngày càng phức tạp, lượng người đến trực tiếp mua sắm sụt giảm. Nắm bắt xu hướng này, DStore cũng đã nhanh chóng chuyển hướng kinh doanh "online hóa" để duy trì doanh số, giảm thiệt hại do tác động của Covid-19 gây ra.
Ông Hồ Huỳnh Duy – Chủ Tịch HĐQT – CEO Công ty cổ phần DStore cho rằng: "Mua sắm trực tuyến không phải một phương thức tạm thời đối phó với dịch bệnh mà là xu hướng mới với nhiều cải thiện vượt trội, mang đến trải nghiệm mua sắm hiện đại và thông minh hơn cho người tiêu dùng; kéo theo là sự lên ngôi của thanh toán không tiền mặt và dịch vụ logistics, đáp ứng sự tăng trưởng ổn định của thương mại điện tử. Từ đó, DStore đã chủ động thích nghi và đưa ra những giải pháp biến đổi kịp thời cùng thời cuộc".
Tận dụng nền tảng mạng xã hội và KOL: Trong báo cáo mới đây, Facebook ghi nhận hơn một nửa (51%) người tiêu dùng tham gia khảo sát trên thế giới chọn mua sản phẩm từng được người nổi tiếng, các blogger, vlogger, những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL) giới thiệu hoặc chia sẻ trải nghiệm.
Khả năng sáng tạo và độ nổi tiếng, tầm ảnh hưởng của các KOL đã giúp thu hút người dùng nhiều hơn, đồng thời hỗ trợ tăng độ uy tín cho sàn thương mại điện tử lẫn thương hiệu.
Chuyển đổi thanh toán kỹ thuật: DStore thúc đẩy xu hướng thanh toán không tiền mặt khi mua sắm tại các cửa hàng và chăm sóc khách hàng. Các điểm kinh doanh offline cũng nhận thức được xu hướng này và ngày càng thân thiện hơn với các giải pháp thanh toán kỹ thuật số và ví điện tử nội bộ.
Đổi mới trong chiến lược bán lẻ và chăm sóc thành viên: Đại dịch đã thúc đẩy các phòng kinh doanh tại DStore nhanh chóng thực hiện chiến lược kỹ thuật số để tiếp cận người dùng và chăm sóc thành viên trong bối cảnh giãn cách xã hội. Đặc biệt với mô hình thương mại điện tử phi tập trung của Công ty Cổ phần Dstore những năm trở lại đây đã chuyển đổi số tương đối thành công, tạo ra các đột phá trong sản xuất, kinh doanh.
Ngoài việc chuyển đổi mô hình, DStore còn trang bị rất nhiều những nguồn lực đòn bẩy, công nghệ hiện đại phục vụ công tác quản lý, kinh doanh, chăm sóc khách hàng, quản lý hàng hóa, kết nối người bán với khách hàng...
Có thể khẳng định, để vượt qua thách thức hiện tại, doanh nghiệp bắt buộc phải quan tâm đến việc đẩy chuyển đổi số hóa rất nhiều và tạo nên làn sóng lan tỏa trên thị trường.
Công cuộc chuyển đổi hoặc kết hợp từ kênh kinh doanh truyền thống sang thương mại điện tử và thương mại điện tử phi tập trung và sự tiên phong của doanh nghiệp và là chìa khóa để nhanh chóng vượt qua thách thức, đón bắt các cơ hội của thị trường để có thể trụ vững và phục hồi kinh tế doanh nghiệp nhanh hơn trước khủng hoảng.
Ánh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế