vĐồng tin tức tài chính 365

Thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2022

2022-01-17 16:12

Các mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát năm 2022

Chỉ thị xác định 7 nhóm mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát của ngành Ngân hàng trong năm 2022, bao gồm:

Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu năm 2022 bình quân khoảng 4%, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong và ngoài nước. Năm 2022, định hướng tín dụng tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phù hợp nhằm góp phần ổn định thị trường ngoại tệ, thị trường vàng, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ; tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước khi điều kiện thị trường thuận lợi và chuyển hóa các nguồn vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thực hiện các giải pháp nhằm kiểm soát quy mô, tăng trường tín dụng hợp lý, hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch bệnh.

Tiếp tục thực hiện công tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD theo “Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” sau khi được phê duyệt, trong đó tập trung xử lý các TCTD yếu kém; phát triển hệ thống các TCTD hoạt động lành mạnh, chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch, đáp ứng các chuẩn mực về an toàn hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật và tiệm cận với thông lệ quốc tế. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp kiểm soát và xử lý nợ xấu; ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh; phấn đấu duy trì tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức an toàn (dưới 3%); ngăn ngừa tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính thao túng, chi phối trong các TCTD liên quan. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của TCTD, đặc biệt là đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.

Tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho chuyển đổi số ngành Ngân hàng, thúc đẩy TTKDTM, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin, ngân hàng số, thanh toán số. Tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán và chuyển đổi số.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động ngân hàng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và trật tự kỷ cương, đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán, phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế.

Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; các Chương trình/Kế hoạch hành động và các Đề án của Ngành đã ban hành.

Tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm

Trên cơ sở các mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát trên, Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN tích cực tham mưu, chủ động triển khai các giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ được giao, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau: 

Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng; chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, quy định pháp luật về hoạt động ngân hàng phù hợp với thực tiễn, trọng tâm là: xây dựng Luật phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); rà soát/tổng kết, nghiên cứu khả năng sửa đổi, bổ sung Luật NHNN, Luật các TCTD,… nghiên cứu, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về điều hành CSTT, tín dụng và quản lý ngoại hối; khuôn khổ pháp lý về hoạt động thanh tra, giám sát,… Nghiên cứu, ban hành tiêu chí để triển khai áp dụng Basel II hoặc Basel III. Hoàn thiện cơ sở pháp lý, cơ chế chính sách về ổn định tài chính, chính sách an toàn vĩ mô, công cụ an toàn vĩ mô,…Tiếp tục rà soát, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về cơ cấu lại và xử lý nợ xấu,…Hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách cho hoạt động thanh toán và chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng; Hoàn thiện hành lang pháp lý để quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng phù hợp với thực tế, đáp ứng nhu cầu người dân và hạn chế tín dụng đen.

Về điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và vàng: Bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, tình hình dịch bệnh để chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ và giải pháp CSTT phù hợp nhằm ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, kiểm soát, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu đề ra. Điều hành nghiệp vụ thị trường mở phù hợp với diễn biến thị trường, hỗ trợ ổn định thị trường tiền tệ. Điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu CSTT; khuyến khích các TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát,…

Điều hành tín dụng hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát; Chỉ đạo TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng với mức lãi suất hợp lý, đảm bảo an toàn vốn vay và tuân thủ quy định pháp luật, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp, kiểm soát tín dụng ngoại tệ phù hợp với lộ trình hạn chế đô la hóa nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thị trường vàng, các chính sách giải pháp hạn chế tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế; Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thống kê, phân tích, dự báo phục vụ công tác hoạch định, chỉ đạo, điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng,…

Tăng cường công tác thanh tra, giám sát; phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng; phòng chống rửa tiền; tập trung thanh tra các lĩnh vực dễ phát sinh rủi ro, tiêu cực, tham nhũng, sai phạm; nâng cao hiệu quả công tác giám sát an toàn vĩ mô và vi mô, cảnh báo sớm nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động của TCTD. Giám sát chặt chẽ TCTD trong việc cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, các lĩnh vực có mức tăng trưởng sản lượng thấp nhưng tăng trưởng tín dụng cao; việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19,…Chuẩn hóa hệ thống thông tin báo cáo, đẩy mạnh khai thác cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia,… Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền,…

Triển khai cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu; xây dựng, triển khai Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025” sau khi được phê duyệt; theo dõi, giám sát chặt chẽ và chỉ đạo các TCTD triển khai quyết liệt, hiệu quả phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu,… Tiếp tục xử lý các TCTD phi ngân hàng yếu kém; củng cố, chấn chỉnh hoạt động của hệ thống QTDND; tăng cường quản lý, giám sát hoạt động của tổ chức tài chính vi mô;…

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng; đẩy mạnh TTKDTM; đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động công nghệ thông tin, thanh toán điện tử, thanh toán thẻ; Triển khai thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Nghị định về TTKDTM; Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech; ban hành và triển khai Chiến lược phát triển hệ thống thanh toán Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Tập trung triển khai có hiệu quả Đề án TTKDTM giai đoạn 2021- 2025,…Tiếp tục triển khai các chương trình, chính sách về miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán và chỉ đạo các tổ chức cung ứng dịch vụ giảm phí cho khách hàng, hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Tăng cường và nâng cao công tác giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; công tác an ninh, an toàn, bảo mật trong các hoạt động thanh toán, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số của NHNN;…

Phổ biến kiến thưc, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về lợi ích của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số và TTKDTM đến người dân, doanh nghiệp; tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, các thành tựu đổi mới, sáng tạo trong hoạt động ngân hàng.

Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; cải cách công vụ, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế.

Chỉ thị cũng nêu rõ một số nhiệm vụ trọng tâm khác như: Chủ động điều hòa linh hoạt tiền mặt trong hệ thống NHNN nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế; Thực hiện tốt vai trò đại diện cho Nhà nước, Chính phủ Việt Nam nhằm nâng cao hình ảnh, vị thế, uy tín tiếng nói của Việt Nam và NHNN tại các tổ chức tài chính tiền tệ, các diễn đàn khu vực/ thế giới và các đối tác quốc tế khác.

Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động truyền thông ngành Ngân hàng tạo sự đồng bộ, thống nhất từ NHNN trung ương đến NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, giữa NHNN với các đơn vị báo chí trong ngành và TCTD. Thực hiện tốt quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin của NHNN.

Triển khai hoạt động truyền thông theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả. Đẩy mạnh truyền thông chính sách, nhất là cơ chế, chính sách mới nhằm tạo sự đồng thuận của công chúng. Thực hiện hiệu quả việc giáo dục tài chính nhằm triển khai Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia và các Đề án của Chính phủ nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế;...

Thống đốc cũng yêu cầu các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai chính sách tiền tệ, tín dụng, ngoại hối trên địa bàn; Tăng cường công tác thanh tra, giám sát; phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng; triển khai cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu; Tăng cường quản lý hoạt động QTDND trên địa bàn; Thúc đẩy số trong hoạt động ngân hàng; đẩy mạnh TTKDTM; đảm bảo an toàn công nghệ thông tin và hoạt động thanh toán trên địa bàn…

Đối với các TCTD, Thống đốc NHNN yêu cầu tổ chức triển khai các giải pháp về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối; chấp hành nghiêm các quy định, chỉ đạo của NHNN về tiền tệ, ngoại hối và hoạt động ngân hàng; xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính năm 2022 bám sát các giải pháp điều hành CSTT, hoạt động ngân hàng; tiếp tục triển khai quyết liệt, thiết thực, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp; thực hiện tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát và xử lý nợ xấu;…

Triển khai hiệu quả công tác cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu; tuân thủ các quy định về phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ tại TCTD, triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh mới;…Nâng cao năng lực quản trị, điều hành; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng; Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng; phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại; Đảm bảo an ninh, an toàn công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán...

MA

 

Xem thêm: 014874VBS=emaNcoDd?001mc/sknil/iv/latrop/retnecbew/nv.vog.vbs.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2022”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools