Ngày 11/01/2022, tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Hòa Bình đã diễn ra Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2022. Tham dự Hội nghị có Đ/c Quách Tất Liêm - UV Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh; Đ/c Bùi Văn Xưởng, Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Hòa Bình; các đồng chí Lãnh đạo và đại biểu các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Công an tỉnh, Cục Thi hành án tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cùng Lãnh đạo và cán bộ chủ chốt NHNN chi nhánh tỉnh, lãnh đạo các Ngân hàng, tổ chức tín dụng và các cơ quan truyền thông trên địa bàn.
Theo báo cáo trình bày tại Hội nghị, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn của các ngân hàng, TCTD đến 31/12/2021 đạt 26.048 tỷ đồng, tăng 18,3% so với năm 2020, đáp ứng gần 89% tỷ trọng vốn đầu tư cho vay trên địa bàn; Tổng dư nợ toàn địa bàn đến cuối năm 2021 đạt 29.310 tỷ đồng, tăng 19,1% so với năm 2020, phù hợp với mục tiêu định hướng của NHNN, trong đó dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn đạt 15.970 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 54,5% tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn, tăng 7% so với năm 2020; Dư nợ cho vay ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách đạt 3.625 tỷ đồng, chiếm 12,4%/Tổng dư nợ; Nợ xấu toàn địa bàn chiếm 0,68% tổng dư nợ; thu dịch vụ được các ngân hàng thương mại thực hiện bằng hình thức thanh toán TTKDTM tại khu vực thành phố, thị trấn với tỷ lệ tăng khá cao so với những năm trước như tỷ lệ thu NSNN qua ngân hàng đạt hơn 70%; tổng thu tiền điện toàn tỉnh đạt 78% (tăng 90% so với năm 2020); thu tiền nước 38%; chi trả an sinh xã hội khoảng 20%; tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng đạt trên 50%; tỷ lệ người dân sử dụng hình thức thanh toán điện tử, dùng mobile banking, mobile money, ví điện tử đạt trên 30%;
Hoạt động NHNN chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
Sáng ngày 10/01/2022, NHNN Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động Ngân hàng năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022. Tham dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Phạm Quang Nguyên, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lãnh đạo Ban Nội chính, Ban Dân vận Tỉnh ủy; Lãnh đạo một số sở: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính, Công an tỉnh; Lãnh đạo và cán bộ chủ chốt Ngân hàng nhà nước; Giám đốc các TCTD cấp I, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Hợp tác xã trên địa bàn.
Theo báo cáo tại Hội nghị, đến 31/12/2021, nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 100.000 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2020; dư nợ cho vay đạt 101.393 tỷ đồng, tăng 15,2% so với năm 2020 (cao hơn mức tăng bình quân cả nước là 12,97%), nợ xấu ở mức thấp, chiếm 0,8% tổng dư nợ. Cho vay các chương trình: Phát triển NNNT dư nợ đạt 26.000 tỷ đồng tăng 17,12% so với 2020; Xây dựng nông thôn mới đạt 22.000 tỷ đồng tăng 19,65% so với 2020; Cho vay doanh nghiệp đạt 49.000 tỷ đồng (với 3.180 DN), chiếm 48,81% tổng dư nợ. Trước những tác động của dịch Covid-19 các TCTD đã chia sẻ tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp, cho vay mới với lãi suất ưu đãi đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; 22.400 khách hàng, doanh số cho vay luỹ kế từ ngày 23/01/2020 đạt 100.000 tỷ đồng. Trong đó: Doanh nghiệp: 720 DN, DS đạt 43.200 tỷ đồng; Cá nhân, hộ gia đình, HTX: 21.680 trường hợp, doanh số đạt 56.800 tỷ đồng. Hạ lãi suất dư nợ hiện hữu lũy kế đến 31/12/2021 cho 22.890 khách hàng, dư nợ đạt 39.500 tỷ đồng, trong đó: Doanh nghiệp: 1.395 DN, dư nợ đạt 17.970 tỷ đồng; Cá nhân, hộ gia đình, HTX: 21.495 trường hợp, dư nợ đạt 21.530 tỷ đồng. Tổng số tiền lãi các ngân hàng đã hỗ trợ khách hàng là 173 tỷ đồng, số tiền lãi dự kiến sẽ hạ tiếp là 46 tỷ đồng. Miễn, giảm lãi vay lũy kế từ ngày 13/3/2020 cho 120 KH, số tiền lãi được miễn, giảm đạt 5,1 tỷ đồng. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho 130 khách hàng, dư nợ đạt 350 tỷ đồng, trong đó: Doanh nghiệp là 45 DN, dư nợ đạt 310 tỷ đồng; Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh cá thể: 85 trường hợp, dư nợ đạt 40 tỷ đồng lũy kế thực hiện 2.900 tỷ đồng.Kết quả miễn giảm phí cho khách hàng với tổng số tiền trên 15 tỷ đồng. Ngân hàng chính sách xã hội đã cho vay vốn đối với người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc theo Nghị quyết 42 được 05 doanh nghiệp với thời hạn cho vay là 12 tháng và dư nợ đến 31/12/2021 là 1 tỷ đồng; cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết 68 và Quyết định 23 đối với 04 NSDLĐ để trả lương cho 200 lao động, dư nợ đạt 720 triệu đồng và 01 DN vay vốn trả lương phục hồi sản xuất, dư nợ đạt 1,1 tỷ đồng.
Trên cơ sở định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, năm 2022, ngành Ngân hàng Vĩnh Phúc đã định hướng một số chỉ tiêu: phấn đấu tăng trưởng nguồn vốn huy động từ 12 - 14%; tăng trưởng tín dụng từ 14 - 16%; kiểm soát nợ xấu ở mức dưới 2% tổng dư nợ.
Cổng TTĐT tổng hợp
Xem thêm: 310874VBS=emaNcoDd?001mc/sknil/iv/latrop/retnecbew/nv.vog.vbs.www