vĐồng tin tức tài chính 365

'Tuyên chiến' với hàng giả trên không gian mạng

2022-01-18 12:01

Nhân dịp Xuân Nhâm Dần 2022, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã có những chia sẻ với Pháp Luật TP.HCM về thực trạng kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trên nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội.

. Ông đánh giá thế nào về tình hình kinh doanh hàng hóa trên không gian mạng hiện nay?

+ Ông Trần Hữu Linh: Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trong các năm qua phát triển rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, kèm theo đó, các đối tượng cũng lợi dụng để buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng nhái công khai trên các website thương mại điện tử, mạng xã hội.

Đáng lo ngại, thực trạng này đang có xu hướng gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường kinh doanh chung, ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng.

. Ông có thể chia sẻ về một số vụ việc nổi bật đã được kiểm tra, xử lý gần đây?

Tháng 12-2021, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh phối hợp cơ quan chức năng liên quan đã phát hiện hơn 5.000 sản phẩm mỹ phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu. Tháng 3-2021, lực lượng QLTT phát hiện gần 50.000 sản phẩm dầu gội đầu, keo xịt tóc… tại Hà Nội. Chủ hàng khai nhận số hàng hóa này được mua trôi nổi, không có tem nhãn rồi rao bán trên mạng.

'Tuyên chiến' với hàng giả trên không gian mạng - ảnh 1Tổng cục trưởng QLTT Trần Hữu Linh tham gia sự kiện ra mắt gian trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả, hưởng ứng Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29-11).

Thời gian gần đây, QLTT Hà Nội, TP.HCM cũng thu giữ hàng ngàn bộ kit test nhanh COVID-19, hộp thuốc điều trị COVID-19 không có hóa đơn, chứng từ được các đối tượng rao bán trôi nổi trên mạng.

Năm 2021, lực lượng QLTT phát hiện, xử lý gần 3.000 vụ vi phạm (bao gồm hành vi vi phạm về thương mại điện tử và các hành vi lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả), xử phạt gần 20 tỉ đồng.

. Đâu là những chiêu thức hoạt động của nhóm đối tượng này, thưa ông?

+ Những đối tượng này thường có am hiểu nhất định về công nghệ thông tin. Họ sử dụng công nghệ bán hàng đa kênh, ngồi một nơi nhưng quản lý nhiều nơi. Họ cũng tận dụng công nghệ để lẩn tránh cơ quan chức năng, xóa bỏ dấu vết giao dịch, ẩn danh trên mạng internet, gây khó khăn cho việc xác minh thông tin.

Các đối tượng thường sử dụng hình ảnh hàng chính hãng để quảng cáo, chào bán với giá rẻ hơn rất nhiều so với chính hãng.

Khi người tiêu dùng đồng ý mua thì họ tiếp tục sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, sau đó chuyển hàng nhưng thực tế hàng nhận được là hàng giả, hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc.

. Vậy giải pháp nào ngăn chặn hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trên không gian mạng để bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng?

+ Tổng cục QLTT đã thành lập tổ công tác đặc biệt chuyên về thương mại điện tử, đã có những bước đầu thành công trong việc nắm bắt phương thức, thủ đoạn kinh doanh trên mạng.

Tuy nhiên, chúng ta cần xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, chính sách, chế tài xử lý đủ sức răn đe đối tượng vi phạm. Đồng thời, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn của các cán bộ QLTT, trong đó, đẩy mạnh đào tạo và phát triển năng lực cán bộ QLTT trong lĩnh vực thương mại điện tử, thường xuyên bắt kịp các ứng dụng công nghệ thông tin mới phát sinh, có khả năng thu thập thông tin, xác định vi phạm trong các trang, ứng dụng thương mại điện tử.

Ngoài ra, cần tăng cường tuyên truyền về các quy định của pháp luật đối với hoạt động thương mại điện tử để người mua hiểu được quyền, lợi ích của mình và nâng cao trách nhiệm của cơ sở kinh doanh.

. Xin cảm ơn ông!

Xem thêm: lmth.3369301-gnam-naig-gnohk-nert-aig-gnah-iov-neihc-neyut/yl-nauq/et-hnik/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Tuyên chiến' với hàng giả trên không gian mạng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools