Trụ sở UBND TP Hà Nội - Ảnh: T.T
Theo đó, mục đích của đề án nhằm phát hiện, thu hút, trọng dụng những người có đức, có tài, phát huy được phẩm chất, trình độ, năng lực, kinh nghiệm để đóng góp sức lực, trí tuệ cho sự phát triển bền vững của đất nước; nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tại cơ quan, đơn vị thuộc Sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã…
Đề án này cũng được kỳ vọng từng bước đổi mới quy trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý; tránh tình trạng cục bộ, khép kín trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các Sở, ban, ngành; UBND quận, huyện, thị xã.
Chức danh thi tuyển bao gồm các chức danh do Chủ tịch UBND TP bổ nhiệm thuộc diện Ban Cán sự Đảng UBND TP quản lý (chức danh theo quy định pháp luật chuyên ngành do Chủ tịch UBND TP bổ nhiệm): Văn phòng UBND TP (Trưởng/Phó ban Tiếp công dân), Sở Tư pháp (Trưởng phòng Công chứng, Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản), Sở Giáo dục và Đào tạo (Hiệu trưởng/ Phó Hiệu trưởng trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Hiệu trưởng trường Trung cấp).
Các chức danh do Thủ trưởng Sở, ban, ngành bổ nhiệm: Trưởng phòng thuộc Sở, Chi cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở (trừ các chức danh diện Ban Cán sự Đảng UBND TP quản lý).
Các chức danh do Chủ tịch UBND cấp huyện bổ nhiệm: Trưởng phòng thuộc UBND cấp huyện, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, Chủ tịch UBND phường thí điểm chính quyền đô thị.
Các chức danh do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND TP bổ nhiệm sẽ là cấp Trưởng phòng thuộc đơn vị.
Thời gian thực hiện thí điểm bắt đầu từ tháng 1-2022 đến hết năm 2022 và tổng kết rút kinh nghiệm. Phạm vi thực hiện theo kế hoạch triển khai mỗi cơ quan thực hiện thi tuyển tối thiểu 2 người (nếu có chức danh khuyết thiếu trong năm 2022). UBND TP sẽ phê duyệt danh sách các chức danh thi tuyển năm 2022 tại các cơ quan, đơn vị theo quy định.
Nhóm đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển là cán bộ, công chức, viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, nằm trong quy hoạch của chức danh tuyển chọn và đang công tác tại cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm chức danh tuyển chọn.
Cán bộ, công chức, viên chức không công tác tại cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm, nếu có đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm theo yêu cầu chức danh bổ nhiệm và nằm trong quy hoạch của chức danh tương đương với chức danh tuyển chọn, đang công tác trong cùng khối Sở, ban, ngành; UBND quận, huyện, thị xã; đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND TP được quyền đăng ký tham gia dự tuyển.
Đối tượng được đề cử tham gia dự tuyển là cán bộ, công chức, viên chức không nằm trong quy hoạch của chức danh tuyển chọn hoặc chức danh tương đương với chức danh tuyển chọn (bao gồm cả trường hợp không công tác tại cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm chức danh tuyển chọn) được tập thể lãnh đạo của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh tuyển chọn đề cử và được cấp ủy của cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh đó đồng ý bằng văn bản.
Riêng đối với chức danh thi tuyển thuộc diện Ban Cán sự Đảng UBND TP quản lý: tập thể lãnh đạo Sở, ban, ngành đề cử (tại văn bản xin chủ trương) và được Ban Cán sự Đảng UBND TP đồng ý bằng văn bản.
TTO - Theo quy định mới vừa được Chính phủ ban hành, việc thi tuyển công chức phải thực hiện theo hai vòng, trong đó vòng 2 áp dụng theo một trong ba phương thức: phỏng vấn, thi viết hoặc kết hợp phỏng vấn và thi viết.
Xem thêm: mth.77140908181102202-gnourt-cuc-ihc-gnohp-gnourt-neyut-iht-ion-ah/nv.ertiout