Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ 8,1% trong năm 2021, một con số trái ngược trước những thông tin về thị trường bất động sản sụp đổ và cuộc trấn áp đối với các công ty công nghệ lớn.
Dưới đây là 5 biểu đồ dựa trên dữ liệu chính thức mới nhất trong tuần, cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về cách nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã thay đổi trong năm qua.
Đòn giáng vào bất động sản
Sản lượng trong lĩnh vực bất động sản giảm trong cả quý III và quý IV của năm 2021, khoảng thời gian dài nhất kể từ năm 2008. Hoạt động xây dựng cũng giảm do Bắc Kinh nỗ lực siết chặt tài chính của các công ty bất động sản. Điều này kéo theo diện tích mặt sàn của các tòa nhà mới trong năm 2021 giảm hơn 14% so với năm trước đó. Đây là mức sụt giảm lớn nhất trong vòng 6 năm.
Sự sụt giảm của lĩnh vực bất động sản lao đao chính là rào cản lớn đối với sự tăng trưởng. Ngành xây dựng của Trung Quốc khi tính thêm việc sản xuất vật liệu xây dựng thì chiếm khoảng 15-25% GDP.
Ngành xây dựng sụt giảm
Mặt tích cực của việc nhà đất suy giảm là nền kinh tế trở nên ít ô nhiễm hơn, vì lĩnh vực này là động lực chính gây phát thải khí nhà kính. Sản lượng thép tăng kỷ lục hơn 1 tỷ tấn vào năm 2020 đã giảm nhẹ trong năm 2021.
Theo ước tính của các nhà nghiên cứu tại Carbon Monitor, lượng khí thải carbon dioxide của Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm 2021 tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước, chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP.
Covid-19 và ngành tiêu dùng
Năm 2020, Bắc Kinh dựa vào ngành xây dựng để vực dậy nền kinh tế, trong bối cảnh các biện pháp kiểm soát dịch bệnh khiến chi tiêu của người tiêu dùng giảm. Những động lực tăng trưởng đó đã bị đảo lộn trong năm 2021. Bất động sản tăng trưởng chậm lại ảnh hưởng đến đầu tư, trong khi việc kiểm soát hoàn toàn virus cho phép người tiêu dùng chi tiêu trở lại.
Chi tiêu của chính phủ cho dịch vụ nhiều hơn có nghĩa là dịch vụ trở thành động lực tăng trưởng lớn nhất trong năm ngoái.
Xuất khẩu ròng cũng là một yếu tố mạnh mẽ bất thường khác góp phần thúc đẩy nền kinh tế. Thặng dư thương mại năm 2021 đạt kỷ lục, chiếm khoảng 1/5 mức mở rộng kinh tế của đất nước.
Năm 2021, Trung Quốc chứng kiến sự phục hồi của lĩnh vực tiêu dùng.
Điều này đặt ra câu hỏi rằng đâu sẽ là động lực tăng trưởng của lĩnh vực tiêu dùng trong năm 2021. Sự lây lan của biến thể Omicron có nguy cơ cản trở chi tiêu, trong khi tăng trưởng xuất khẩu cũng được sự đoán là sẽ giảm dần. Bắc Kinh cho biết họ muốn đầu tư cơ sở hạ tầng để lấp đầy phần lớn khoảng trống đó, mặc dù họ không tăng số lượng trái phiếu chính phủ bán ra để giúp thanh toán khoản đó.
Sự ‘hồi sinh’ của lĩnh vực sản xuất
Với mối đe dọa về lệnh cấm vận thương mại đối với hàng hóa công nghệ cao của Mỹ và các đồng minh, Bắc Kinh đã và đang chú trọng nhiều hơn vào sản xuất.
Trong kế hoạch kinh tế 5 năm mới được công bố năm 2021, Trung Quốc cam kết giữ tỷ trọng trong lĩnh vực sản xuất không đổi và tránh quá trình phi công nghiệp hóa như một số quốc gia khác.
Dữ liệu chính thức cho thấy những nỗ lực này đang có kết quả. Tỷ trọng sản lượng của ngành sản xuất tăng năm thứ 2 liên tiếp sau gần một thập kỷ sụt giảm.
Sự hồi sinh của lĩnh vực sản xuất
Xu hướng tăng một phần là do việc di dời các cơ sở sản xuất cấp thấp khỏi các khu vực ở châu Á khi các quốc gia này đang phải vật lộn chống dịch. Các lĩnh vực sử dụng nhiều công nghệ hơn cũng tăng trưởng nhanh chóng. Theo số liệu chính thức, sản xuất các phương tiện năng lượng mới tăng hơn 145%, trong khi sản xuất vi mạch tăng 33%.
Đầu tư tư nhân gia tăng
Một số công ty tư nhân lớn nhất Trung Quốc đã để mất hàng tỷ đô la giá trị thị trường trong năm 2021, khi Bắc Kinh thẳng tay chấn chỉnh những gã khổng lồ công nghệ và các công ty dạy thêm.
Đầu tư vào các công ty tư nhân vượt đầu tư khu vực nhà nước
Tuy nhiên, các công ty tư nhân trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp đã có một năm tuyệt vời. Sản lượng của họ tăng 10,2%, nhanh hơn mức trung bình của khu vực.
Tốc độ đầu tư của các công ty tư nhân cao hơn gấp đôi so với các công ty nhà nước trong năm 2021. Điều này cho thấy sự lạc quan về triển vọng kinh doanh. Hầu hết các nhà kinh tế đều nhìn nhận đó là một xu hướng tích cực cho nền kinh tế.
Mục tiêu "thịnh vượng chung"
Bước đầu trong chính sách tham vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình trong năm 2021 là điểm nhấn mới trong mục tiêu "thịnh vượng chung" nhằm kiềm chế bất bình đẳng. Theo dữ liệu chính thức, Trung Quốc không tạo ra nhiều đột phá trong năm 2021.
Theo thước đo bất bình đẳng nhu nhập, khoảng cách giữ 20% người có thu nhập cao nhất với 20% người có thu nhập thấp nhất mở rộng hơn đôi chút, duy trì ở mức gấp đôi Liên minh châu Âu. Khoảng cách giữa thu nhập đô thị và nông thôn chỉ được thu hẹp một chút.
Theo Bloomberg
http://tintuc.vdong.vn/01/1189164.htm