vĐồng tin tức tài chính 365

Dệt may Thành Công không về đích kế hoạch năm 2021

2022-01-20 14:45

Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công vừa công bố bản tin nhà đầu tư tháng 1/2022 nhằm cập nhật kết quả kinh doanh tháng liền kề trước đó.

Cụ thể, công ty này ghi nhận doanh thu tháng 12/2021 đạt xấp xỉ 10,4 triệu USD (tương đương 235,4 tỷ đồng), tăng 14% so với cùng kỳ năm 2020 song lại thấp hơn tháng liền kề trước đó (tháng 11/2021) hơn 18%. Lợi nhuận sau thuế tháng 12/2021 của Dệt may Thành Công đạt 644.909 USD, tương đương xấp xỉ 14,7 tỷ đồng; giảm 38% so với cùng kỳ năm 2020 nhưng lại tăng 351% so với tháng liền kề trước đó.

Dù doanh thu tháng gần nhất không cao bằng tháng 11/2021 nhưng biên lợi nhuận của doanh nghiệp này đã được cải thiện đáng kể nhờ vào hoạt động sản xuất đã đi vào ổn định, năng suất lao động được cải thiện sau 2 tháng Tp.HCM mở cửa sau thời gian dài giãn cách xã hội.

Trong tháng 12/2021, thị trường Mỹ chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng lượng hàng công ty này xuất khẩu (chiếm hơn 39%), tiếp đến là Hàn Quốc (24%) và Nhật (19,5).

Để tận dụng những ưu đãi về thuế quan do khi Hiệp định EVFTA và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) mang lại, Công ty đã và đang tiếp cận khách hàng mới, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Châu Âu tiềm năng trong đó có thị trường UK chiếm ưu thế.

Luỹ kế cả năm 2021, Dệt may Thành Công ghi nhận doanh thu đạt gần 148,8 triệu USD (tương đương 3.382 tỷ đồng). Trong đó sản phẩm may chiếm 76%, vải chiếm 13% và sợi chiếm 10% tổng doanh thu. Kết quả doanh thu này tăng nhẹ (2%) so với năm 2020 và tương ứng với việc hoàn thành 83% kế hoạch cả năm.

Lợi nhuận sau thuế cả năm vừa qua của Dệt may Thành Công đạt 5,7 triệu USD (tương đương 130,6 tỷ đồng) và chỉ hoàn thành khoảng 47% kế hoạch năm 2021.

Tại hội nghị tổng kết ngành dệt may hồi giữa tháng 12/2021, ông Trần Như Tùng - Chủ tịch Dệt may Thành Công đã chia sẻ về những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi dịch bùng phát nghiêm trọng. Ông cho biết, các chi phí logistic tăng cao khiến lợi nhuận của doanh nghiệp cũng sẽ bị sụt giảm.

Một vấn đề nữa được ông Tùng nhấn mạnh chính là việc thiếu hụt, không chủ động được nguồn lao động. “Hiện tại, đơn hàng xuất khẩu thì doanh nghiệp dệt may không thiếu, chúng ta có rất là nhiều đơn hàng nhưng lại không dám nhận vì không chủ động được lực lượng sản xuất”, ông Tùng nói.

Về đơn hàng kinh doanh, ban lãnh đạo Công ty cho biết, đơn hàng đã nhận đến hết quý III/2022. Bên cạnh đó, Công ty đang trong quá trình hoàn thiện xây dựng nhà máy may Thành Công Vĩnh Long 2 với việc đầu tư kỹ thuật tiên tiến và bắt đầu triển khai lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, đáp ứng những tiêu chuẩn audit và môi trường của những khách hàng khó tính của thị trường Mỹ, Nhật, EU...

Tháng 12/2021 vừa qua Công ty cũng nhận những đơn hàng đầu tiên từ khách hàng Revise của Mỹ sau khi vượt qua kiểm tra và đánh giá (audit) nhà máy Thành Công tại Vĩnh Long. Dự kiến nhà máy đi vào hoạt động vào đầu tháng 3/2022 để kịp sản xuất đơn hàng cho năm 2022 và mang lại doanh thu, lợi nhuận cho Công ty trong thời gian tới.

Trong năm 2021, thị giá TCM cao nhất là 104.353 đồng/cổ phiếu vào ngày 31/3 và giá thấp nhất là 52.300 đồng/cổ phiếu vào ngày 4/1; giá giao dịch cổ phiếu dao động 24,7%.

Vốn hóa thị trường của cổ phiếu TCM vào ngày 31/12/2021 khoảng 4.646 tỷ đồng, đứng thứ 2 trong các doanh nghiệp dệt may niêm yết sau Vinatex.

Xem thêm: lmth.626045a-1202-man-hcaoh-ek-hcid-ev-gnohk-gnoc-hnaht-yam-ted/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Dệt may Thành Công không về đích kế hoạch năm 2021”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools