Nhóm nghiên cứu nghiên cứu rạn san hô ở ngoài khơi đảo Tahiti, xứ Polynesia thuộc Pháp - Ảnh: AP
Ngày 19-1, Hãng tin AP dẫn lời các nhà khoa học cho rằng đây là một trong những rạn san hô lớn nhất được phát hiện ở độ sâu như vậy.
Vài tháng trước, bà Laetitia Hedouin - nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp tại Moorea (xứ Polynesia thuộc Pháp) - đã lần đầu nhìn thấy rạn san hô nguyên sơ này trong chuyến lặn biển ngắm cảnh với một câu lạc bộ lặn biển địa phương.
"Khi đến đó lần đầu tiên, tôi đã nghĩ là chúng tôi cần nghiên cứu rạn san hô đó. Có gì đó đặc biệt về nó", bà Hedouin cho biết.
Điều gây ấn tượng với bà Hedouin là rạn san hô trông khỏe mạnh và không bị ảnh hưởng bởi sự kiện tẩy trắng khiến san hô chết hàng loạt năm 2019.
Trên toàn cầu, các rạn san hô đang thu hẹp diện tích đáng kể do ô nhiễm môi trường. Biến đổi khí hậu cũng làm chết hàng loạt rạn san hô trên thế giới và số lượng sẽ còn tăng thêm nếu các đại dương tiếp tục ấm lên.
Từ năm 2009 đến 2018, 14% lượng san hô trên toàn cầu đã chết đi, theo báo cáo năm 2020 của Dự án giám sát rạn san hô toàn cầu.
San hô có hình dạng hoa hồng ở ngoài khơi đảo Tahiti của xứ Polynesia thuộc Pháp - Ảnh: AP
Rạn san hô mới phát hiện trải dài khoảng 3km. Không giống những rạn san hô đã được lập bản đồ trên thế giới vốn ở độ sâu khá nông, rạn san hô này nằm sâu hơn, từ 35 đến 70m dưới đáy biển.
Độ sâu càng lớn càng nguy hiểm với thợ lặn. Dù vậy, nhóm nghiên cứu đã dành 200 giờ lặn để chụp hình, đo đạc và lấy mẫu của rạn san hô nhằm phục vụ công tác nghiên cứu.
Bà Hedouin cho biết vụ phun trào núi lửa ngầm ở Tonga và gây sóng thần trên khắp Thái Bình Dương đã không ảnh hưởng đến rạn san hô nói trên.
Bà Hedouin hy vọng nghiên cứu này có thể giúp các chuyên gia hiểu cách rạn san hô ở ngoài khơi đảo Tahiti thuộc xứ Polynesia đã chống chọi với biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người, cũng như vai trò của những rạn san hô ở sâu hơn này đối với hệ sinh thái đại dương.
Nhóm nghiên cứu đã lên lịch cho nhiều cuộc lặn trong những tháng tới để tiếp tục tìm hiểu về rạn san hô này.
TTO - Tác giả Trương Hoài Vũ mới đây được trao giải nhì tại cuộc thi ảnh thường niên của Hiệp hội Sinh học Hoàng gia (Royal Society of Biology) với bức ảnh chụp san hô ở Hòn Yến (Phú Yên).
Xem thêm: mth.87595000102102202-gnoh-aoh-hnih-ol-gnohk-os-neyugn-oh-nas-nar-neih-tahp/nv.ertiout