vĐồng tin tức tài chính 365

Bị cáo cựu giám đốc Bệnh viện Bạch Mai: Nhận quà biếu là... theo truyền thống ngày Tết

2022-01-21 08:49
Bị cáo cựu giám đốc Bệnh viện Bạch Mai: Nhận quà biếu là... theo truyền thống ngày Tết - Ảnh 1.

Bị cáo Nguyễn Quốc Anh tại tòa - Ảnh: D.TRỌNG

Ngày 20-1, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử cựu giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quốc Anh và 7 đồng phạm về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai.

Bị cáo không vụ lợi?

Theo cáo trạng, Bệnh viện Bạch Mai có chủ trương phát triển ngoại khoa nên năm 2016, Phạm Đức Tuấn (giám đốc Công ty BMS) đã đến gặp Nguyễn Quốc Anh để chào bán robot Rosa hỗ trợ phẫu thuật với giá 39 tỉ đồng và robot Mako giá 44 tỉ đồng.

Ông Quốc Anh không đồng ý vì thủ tục phức tạp nên hai bên thống nhất Công ty BMS sẽ liên doanh với Bệnh viện Bạch Mai để lắp đặt robot hỗ trợ phẫu thuật với giá do Tuấn tự đưa ra.

Bị cáo Anh sau đó tự ý ký hợp đồng với Công ty BMS dù không thống nhất, báo cáo theo quy chế bệnh viện và quy định của Bộ Y tế. Để có thể hợp thức hóa giá robot, Phạm Đức Tuấn liên hệ với Trần Lê Hoàng, thẩm định viên Công ty Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Hà Nội (VFS), để thỏa thuận việc cấp chứng thư thẩm định giá robot.

Tuy nhiên, qua xác minh đã làm rõ Công ty BMS nhập khẩu robot Rosa từ Pháp về sân bay Nội Bài, hàng mới 100% và nguyên giá là hơn 7,4 tỉ đồng. Bệnh viện Bạch Mai đã sử dụng robot này thực hiện phẫu thuật sọ não cho 637 ca bệnh, làm tăng chi phí và gây thiệt hại cho người bệnh hơn 10 tỉ đồng.

Cáo trạng quy kết bị cáo Nguyễn Quốc Anh hưởng lợi 331 triệu đồng, các bị cáo còn lại hưởng lợi từ 50 - 150 triệu đồng.

Tại phiên tòa, trả lời thẩm vấn, bị cáo Nguyễn Quốc Anh nhận trách nhiệm là người đứng đầu và nhiều lần khẳng định việc lắp đặt máy móc là để bệnh nhân không phải ra nước ngoài chữa bệnh, bản thân không vụ lợi. "Việc này là hoàn toàn vì lợi ích của người bệnh cũng như dành những điều tốt nhất cho bệnh viện", bị cáo Anh nói.

Đồng thời, bị cáo Quốc Anh cũng phủ nhận cáo buộc thông đồng với Phạm Đức Tuấn (giám đốc Công ty công nghệ y tế BMS) để triển khai lắp đặt hệ thống robot trái quy định, bởi trước khi thực hiện đề án liên danh liên kết "mình không hề quen biết Tuấn". Đến tháng 5-2016, khi cấp dưới của ông đưa Tuấn đến gặp, đề nghị mua hai hệ thống robot Rosa và robot Mako thì bị cáo mới biết Tuấn. Tuy nhiên sau khi ông thảo luận với các cán bộ khác ở bệnh viện, nhận thấy chi phí quá lớn nên thống nhất không mua. Dù vậy, ông Quốc Anh vẫn mong muốn các khoa có được thiết bị này để cứu chữa cho người bệnh.

"Tôi nghe cấp dưới trong viện kể từng sang Singapore để chữa trị ung thư, chi phí hết hơn 1 tỉ đồng chưa kể tiền ăn ở. Nhưng nếu mang được 2 robot này về, mỗi bệnh nhân sẽ chỉ phải trả 150 triệu đồng, không phải sang nước ngoài điều trị", cựu giám đốc Bệnh viện Bạch Mai khai.

Sau nhiều lần trao đổi, ông Quốc Anh thống nhất với Công ty BMS về việc thực hiện đề án liên danh liên kết. Bị cáo khẳng định đã nhiều lần đưa chủ trương này ra các cuộc họp giao ban, trong đó có cuộc họp hội đồng khoa học bệnh viện. Về mức giá 39 tỉ đồng của robot Rosa, ông Quốc Anh khẳng định là đúng với mức giá sơ bộ mà Bộ Y tế từng đưa ra, đã căn cứ vào chứng thư thẩm định giá.

Cựu giám đốc Bệnh viện Bạch Mai phân trần: "Thông thường, khi liên danh liên kết thì đơn vị lắp đặt và bệnh viện sẽ phân chia lợi nhuận theo tỉ lệ 70 - 30. Riêng với hệ thống robot Rosa, Bệnh viện Bạch Mai đàm phán và thống nhất với Công ty BMS sẽ chia 50 - 50. Sau 7 năm, hệ thống máy móc sẽ thuộc về bệnh viện, khi đó không phải thanh toán chi phí khấu hao nên giá phẫu thuật sẽ rất thấp".

Trong khi đó, giải thích về giá máy robot Rosa cao gấp hơn 5 lần giá trị nhập về, bị cáo Tuấn cho rằng giá chào bán này dựa trên giá của nhà sản xuất nước ngoài cung cấp. Bên sản xuất đưa giá là khoảng 500.000 euro, vào năm 2016 tương đương 17 tỉ đồng nhưng trong quá trình làm việc, nhà sản xuất "rất nhiều lần thay đổi giá" do có chi phí đào tạo 9 tuần. "Mỗi tuần chi phí mất 1,5 đến 2 tỉ đồng, tổng 9 tuần lên tới 19 tỉ, cộng chi phí rủi ro, từ đó hai bên thống nhất giá đưa ra thị trường là 39 tỉ đồng", Tuấn khai.

Nhận tiền vì... theo truyền thống ngày Tết

Cũng theo lời khai của cựu giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, vào các dịp lễ Tết, Phạm Đức Tuấn có đến bệnh viện để chúc Tết ban giám đốc. Mỗi lần đến, Tuấn chúc Tết bằng 10 - 20 triệu đồng hoặc 1.000 - 2.000 USD. Toàn bộ số tiền này ông cũng không giữ lại mà đưa lại thư ký chia đều cho các bộ phận.

"Lúc đầu tôi nghĩ đây chỉ là quà theo truyền thống ngày Tết, bởi những ngày đó thì bệnh viện cũng đi chúc các nơi khác, không nghĩ rằng đây là chuyện tiêu cực. Người ta nghĩ rằng nếu nâng từ 7 tỉ lên 39 tỉ thì phải được nhiều lắm, nhưng thực tế không phải như vậy", bị cáo Quốc Anh nói.

Cuối phần trình bày, ông Quốc Anh cho rằng vô cùng đau đớn khi phải đứng trước tòa. "Bị cáo không bao giờ nghĩ có ngày hôm nay, tất cả chỉ nghĩ cho người bệnh, hoàn toàn không ăn chia hay thỏa thuận gì", cựu giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nói.

Hôm nay (21-1), phiên tòa tiếp tục phần tranh luận.

Cựu giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quốc Anh bị đề nghị 5-6 năm tùCựu giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quốc Anh bị đề nghị 5-6 năm tù

TTO - Viện kiểm sát nhận định các bị cáo đều có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng trong lĩnh vực công tác, đáng lẽ phải quyết tâm đem lại lợi ích cho người bệnh nhưng hành vi của các bị cáo lại khiến nhiều người bệnh thiệt hại.

Xem thêm: mth.24473702202102202-tet-yagn-gnoht-neyurt-oeht-al-ueib-auq-nahn-iam-hcab-neiv-hneb-cod-maig-uuc-oac-ib/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bị cáo cựu giám đốc Bệnh viện Bạch Mai: Nhận quà biếu là... theo truyền thống ngày Tết”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools