vĐồng tin tức tài chính 365

Xóa bỏ những bất cập để đưa ngành mía đường "thoát hiểm"

2022-01-21 18:37

Cần đưa ngành mía đường thoát khỏi tình trạng hoạt động thiếu hiệu quả bởi những yếu kém nội tại và sự bất cập trong chia sẻ lợi ích giữa các bên.

Nông dân là đối tượng yếu thế, bị o ép

Theo chia sẻ của ông Hồ Thành Biên – nông dân trồng mía ở Tây Ninh, trong chuỗi sản xuất đường, mặc dù là đầu mối sản xuất ra nguyên liệu, nhưng nông dân lại là đối tượng yếu thế nhất, phải chịu nhiều thiệt thòi, rủi ro nhất không chỉ bởi yếu tố thiên nhiên (thiên tai, dịch bệnh), mà còn ở sự o ép, không minh bạch từ phía nhà máy.

"Có nhà máy thu mua mía nguyên liệu chưa đến 1 triệu đồng/tấn. Một tấn mía đem đi đơn vị khác phân tích chênh lệch tới 4-5 trữ đường. Trong khi mía Tây Ninh mà vẫn chỉ được 7 trữ đường" - ông Hồ Thành Biên bức xúc.

Điều vô lý là, các nhà máy tính giá thu mua mía chỉ dựa theo giá đường nhưng sản phẩm sau đường được bao nhiêu thì các doanh nghiệp không công khai và nông dân không hề được biết. Để sản xuất được, nhà máy cần có nguyên liệu, nhưng vô lý là nhà máy lại o ép người làm ra nguyên liệu – đó là điều phi lý không thể chấp nhận được.

TS.Tô Xuân Phúc - chuyên gia của Tổ chức Forest Trends cũng thẳng thắn chỉ rõ những bất cập gây ra những bất ổn trong chuỗi cung của ngành mía đường. Trong đó, các nhà máy đường ở có quyền chi phối giá mua vào, trữ đường và hoàn toàn ở vị trí có lợi. Việc chia sẻ lợi ích giữa các khâu trong chuỗi cung hiện đang mất cân đối nghiêm trọng, trong đó, nông dân trồng mía – nơi cung ứng nguyên liệu sản xuất cho nhà máy lại là đối tượng thiệt thòi nhất, có mức lợi nhuận bé mọn nhất, chỉ nhận được dưới 11% trong tổng lợi nhuận từ chuỗi sản xuất, cung ứng.

“Mức lợi nhuận người trồng mía thu được hiện tại thấp hơn nhiều so với lợi nhuận mà người trồng mía tại các nước khác như Thái Lan, Indonesia và Philippines thu được (ở mức 60-70%) khi họ tham gia chuỗi. Điều này không tạo được động lực cho người trồng mía tại Việt Nam tham gia sản xuất” - TS Tô Xuân Phúc nhấn mạnh.

Trong chuỗi sản xuất mía đường, nông dân là đối tượng thiệt thòi nhất. Ảnh: Nguyễn Huyền
Trong chuỗi sản xuất mía đường, nông dân là đối tượng thiệt thòi nhất. Ảnh: Nguyễn Huyền

Ông Trần Công Thắng - Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, mức độ cạnh tranh của ngành mía đường rất yếu. Nông dân và nhà máy bắt buộc phải có sự liên kết. Đặc biệt là câu chuyện minh bạch trữ đường đã tồn tại 10 năm nay vẫn chưa được giải quyết. Nguyên nhân cũng chỉ vì thiếu công nghệ và một phần do thiếu sự quản lý minh bạch từ phía các nhà máy.

Ngành mía đường cần phải tái cơ cấu nhanh để "thoát hiểm"

Theo ông Đào Thế Anh - Phó viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, ngành đường tồn tại được phải xác định đa giá trị, chứ không chỉ có sản phẩm từ đường. Ngành mía đường cần áp dụng công nghệ, minh bạch thông tin hơn. Trong đó, Hiệp hội Mía đường Việt Nam cần có vai trò trong việc giám sát, xác định trữ đường, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nông dân trồng mía và doanh nghiệp sản xuất mía đường

Ông Nguyễn Vinh Quang, Tổ chức Forest Trends cho biết, hiện nay Việt Nam có khoảng 151.000ha trồng mía, tương ứng sản lượng khoảng 7,66 triệu tấn mía và 0,77 triệu tấn đường. Tuy nhiên, lượng đường sản xuất trong nước chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu dùng. Bởi vậy, trong giai đoạn 2017-2020, bình quân mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu từ 1,2-1,8 triệu tấn đường. Việc nhập khẩu đường chính là điểm yếu bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước khi năng lực của doanh nghiệp có hạn khiến giá thành cao, không thể cạnh tranh với đường ngoại, đặc biệt là vấn nạn đường nhập lậu.

Do đó, năng lực sản xuất mía đường ở Việt Nam vẫn cần cải thiện hơn nữa ở tất cả các khâu từ đồng ruộng đến nhà máy, đặc biệt là khâu chế biến đường và khâu quản lý sản xuất mía đường để tiết giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh.

Để phát triển ngành mía đường theo hướng giá trị gia tăng, các doanh nghiệp cần nhìn nhận, phụ phẩm giờ không còn là phế phẩm. Nhiều nhà máy đã có các sản phẩm ra nhiều sản phẩm từ phụ phẩm như điện, phân bón… thành nguyên liệu sản xuất để cung ứng cho các ngành liên quan, thu về giá trị kinh tế nhiều hơn là việc chỉ sản xuất và bán các sản phẩm đường mía.

Xem thêm: odl.033799-meih-taoht-gnoud-aim-hnagn-aud-ed-pac-tab-gnuhn-ob-aox/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xóa bỏ những bất cập để đưa ngành mía đường "thoát hiểm"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools