vĐồng tin tức tài chính 365

Kinh tế Việt Nam năm 2022 sẽ bứt phá ngoạn mục

2022-01-23 17:26

Dự báo về những kịch bản tăng trưởng kinh thế Việt Nam trong năm 2022, TS Cấn Văn Lực  - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho biết, nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi tốt từ khi thay đổi Chiến lược phòng chống dịch từ Zero - COVID sang thích ứng linh hoạt, an toàn với COVID-19. Kinh tế của Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,5-7% trong năm 2022.

Doanh nghiệp tức tốc, đơn hàng quý I.2022 đầy ắp

Trong phân xưởng rộng chừng 500m² được xây khép kín giữa khuôn viên nhà máy chuyên sản xuất veston, hàng trăm công nhân Công ty CP Tập đoàn May Hồ Gươm cho "ra lò" liên tục những bộ veston mới. Không khí làm việc tại các phân xưởng của May Hồ Gươm - những ngày này sôi nổi hơn bao giờ hết.

Trao đổi với PV, ông Phí Ngọc Trịnh - Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn May Hồ Gươm cho biết, từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đã tạo đà cho doanh nghiệp ổn định việc sản xuất để kịp các đơn hàng cuối năm cho đối tác, cũng như đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động.

Toàn bộ phân xưởng, máy móc đều phải hoạt động 24/24 giờ và công nhân cũng phải chia 3 ca để cả ngày lẫn đêm vẫn điều khiển máy, nhằm kịp sản xuất những đơn hàng đang vào giai đoạn nước rút. Mỗi ngày, hơn 2.000 công nhân tại các phân xưởng làm ra 3.000 sản phẩm xuất khẩu. 

"Cách đây hơn 3 tháng, khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến căng thẳng, chúng tôi chậm giao hàng cho đối tác nên đã bị phạt chậm giao hàng. Nhưng đó là câu chuyện thương trường, doanh nghiệp buộc phải chấp nhận.

Song, không vì điều đó mà chúng tôi nản. Hiện tại, cán bộ công nhân viên và người lao động cùng chung tay để sản xuất kịp các đơn hàng cho đối tác. Giữ bằng được đơn hàng là nhiệm vụ của không chỉ ban lãnh đạo công ty mà toàn thể công nhân lao động", ông Trịnh nói và cho biết, đến thời điểm này, doanh nghiệp đã hoàn thành 100% kế hoạch năm 2021, doanh thu ước đạt 20 tỉ USD. Đồng thời, có đơn hàng xuất khẩu đến hết quý I.2022.

Công nhân hăng say làm việc trong một phân xưởng may. Ảnh: Cường Ngô
Công nhân hăng say làm việc trong một phân xưởng may. Ảnh: Cường Ngô 

Dự báo quý I.2022, tình hình tiếp tục khả quan hơn so với quý IV.2021 khi có tới 81,7% doanh nghiệp nhận định tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn và giữ ổn định. Dự báo số lượng đơn đặt hàng mới quý I.2022 so với quý IV.2021 tiếp tục tăng với 83,2% doanh nghiệp dự báo tăng.

Trao đổi với PV Lao Động, PGS.TS Bùi Quang Tuấn - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định, xuất khẩu là "điểm sáng" của kinh tế Việt Nam trong năm 2021; và tiếp tục là động lực "cứu cánh" tăng trưởng kinh tế - xã hội trong năm 2022. 

"Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước ước đạt gần 670 tỉ USD, tăng gần 23% so với năm 2020. Trong đó kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt trên 336 tỉ USD, tăng 19% so với năm 2020, đánh dấu năm thứ 6 liên tiếp Việt Nam đạt xuất siêu với mức thặng dư khoảng 4 tỉ USD trong bối cảnh hoạt động thương mại toàn cầu chịu tác động nặng nề, chưa từng có của đại dịch COVID-19 và đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. 

Kết quả tăng trưởng của xuất khẩu năm 2021 là điểm sáng trong phát triển kinh tế đất nước với sự nỗ lực của Chính phủ, các cấp, ngành, địa phương, người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện "mục tiêu kép" vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. 

Cùng với đó là sự nỗ lực của các bộ ngành trong thực thi đồng bộ nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp và sự chủ động, linh hoạt trong tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu nắm bắt cơ hội phục hồi từ các thị trường nhập khẩu, khai thác hiệu quả các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu", ông Tuấn nói và cho biết, trong năm 2022, Việt Nam tiếp tục tập trung cho động lực này và cần tạo điều kiện về thể chế, chính sách, môi trường kinh doanh để phát huy hiệu quả của các doanh nghiệp xuất khẩu.

GDP năm 2022 tăng trưởng thế nào?

Dự báo về những kịch bản tăng trưởng kinh thế Việt Nam trong năm 2022, TS Cấn Văn Lực  - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho biết, nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi tốt từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 thích ứng an toàn, linh hoạt với đại dịch COVID-19.

Thay đổi đó đã có tác động tích cực lên nền kinh tế vĩ mô khi GDP quý 4 tăng trưởng 5,22% so với cùng kỳ năm trước và giúp GDP cả năm tăng trưởng 2,58%.

Với đà này, TS Cấn Văn Lực và nhóm chuyên gia đã đưa ra hai kịch bản tăng trưởng kinh tế cho năm 2022, gồm: Kịch bản thứ nhất, nếu thực hiện tốt cả hai chương trình trọng điểm mà Chính phủ đang hoàn thiện, trình các cấp có thẩm quyền thông qua, là phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2023 thì kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,5-7% trong năm 2022.

Kịch bản thứ hai, nếu không làm tốt hai chương trình trọng điểm nêu trên thì khả năng tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ chỉ đạt khoảng 4,5-5%. 

Trước câu hỏi, trong năm 2022 có thể Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài khoá và tiền tệ để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Với kịch bản như vậy, liệu có gây nên áp lực lạm phát?, TS Cấn Văn Lực cho rằng, với năm 2022, lạm phát có thể sẽ tăng khá nhanh (từ mức bình quân 1,84% năm 2021 lên mức khoảng 3,5-3,8%), gần gấp đôi so với năm 2021. 

Mặc dù vậy, vị chuyên gia này cho rằng, đây vẫn là mức lạm phát thấp hơn so với mục tiêu khoảng 4% và có một số yếu tố hỗ trợ kiềm chế lạm phát như nguồn cung hàng hóa dồi dào, lực cầu tiêu dùng tăng nhưng không đột biến.

Xem thêm: odl.748799-cum-naogn-ahp-tub-es-2202-man-man-teiv-et-hnik/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kinh tế Việt Nam năm 2022 sẽ bứt phá ngoạn mục”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools