Riêng năm 2021, thị trường này đã có quy mô phát hành bằng gần 16% GDP, tăng tới 33% so với năm trước. Đây là định hướng đúng trong phát triển thị trường vốn nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro, rất cần có hành lang pháp lý mới để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển lành mạnh và hiệu quả.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã kiểm tra 9 công ty chứng khoán và 2 doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Qua đó đã phát hiện Công ty cổ phần Tập đoàn Apec Group và Công ty cổ phần Tập đoàn VsetGroup chào bán cổ phiếu ra công chúng nhưng không đăng ký với Ủy ban chứng khoán Nhà nước.
Ủy ban chứng khoán còn phát hiện VsetGroup đã chào bán 200 tỷ đồng trái phiếu bất thường, tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư.
(Ảnh minh họa: PLO)
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp hấp dẫn hơn vay vốn ngân hàng khi doanh nghiệp sẽ thu về toàn bộ số tiền đã phát hành mà không phải giải ngân theo tiến độ của dự án và cũng không chịu sự giám sát sau vay như vay của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn này như thế nào thì chưa cơ quan nào giám sát được.
Để tăng tính minh bạch của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 153, trong đó sẽ đẩy nhanh thiết lập thị trường giao dịch trái phiếu riêng lẻ tại Sở Giao dịch chứng khoán.
Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị chức năng tiếp tục thanh kiểm tra việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn với lãi suất cao và các doanh nghiệp phát hành không có tài sản đảm bảo.
VTV.vn - Thời gian qua, tình trạng DN phát hành trái phiếu với quy mô lớn so với vốn tự có; phát hành không có tài sản đảm bảo và phát hành nhiều đợt tăng mạnh, nguy cơ rủi ro cao.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.29020940232102202-iom-yl-pahp-gnal-hnah-nac-peihgn-hnaod-ueihp-iart/et-hnik/nv.vtv