vĐồng tin tức tài chính 365

Nếu Nga động binh, phương Tây sẽ làm những gì để bảo vệ Ukraine?

2022-01-25 09:24

Phương Tây sẵn sàng bảo vệ Ukraine tới đâu?

Nỗi lo Nga tấn công vào Ukraine đang ngày càng lớn dần trong bối cảnh động thái tăng cường quân sự tại biên giới của Moscow không có dấu hiệu kết thúc và các cuộc đàm phán đa phương vẫn đi vào bế tắc.

Khi Mỹ và Anh đe dọa trừng phạt Nga, đồng thời yêu cầu rút các nhân viên ngoại giao khỏi đại sứ quán ở Kiev, giới phân tích đã đặt câu hỏi liệu phương Tây có thể thực sự răn đe Nga hay không và họ sẵn sàng hành động quyết liệt để bảo vệ Ukraine?

Chia sẻ với CNBC, bà Helima Croft - trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa tại công ty dịch vụ tài chính RBC Capital Markets, nhận định: "Trong khi Nga vẫn tiếp tục gửi quân và vũ khí đến biên giới Ukraine, dường như phương Tây đang bị chia rẽ về cách ứng phó với Điện Kremlin".

"Mặc dù các nước phương Tây đều hứa hẹn sẽ có phản ứng cứng rắn, Anh và Mỹ là hai nước đi xa nhất trong việc cam kết làm tê liệt nền kinh tế Nga cũng như nhấn mạnh rằng Nga thực sự có kế hoạch tấn công Ukraine và cài cắm một nhà lãnh đạo thân Nga ở Kiev", bà Croft nói tiếp.

"Ngược lại, người đứng đầu Hải quân Đức đã buộc phải tức chức sau khi tuyên bố Tổng thống Nga Putin là người 'đáng được tôn trọng' cũng như khuyến nghị Berlin nên hợp lực với Moscow để chống lại Bắc Kinh…", vị chuyên gia tiếp tục.

Bà Helima Croft cũng lưu ý rằng Đức đã từ chối hỗ trợ quân sự cho Ukraine, trái ngược với Anh và Mỹ. Ngoài ra, nước này được cho là đã chặn Estonia gửi vũ khí do chính Đức sản xuất sang Ukraine.

Nếu chiến tranh nổ ra, phương Tây sẵn sàng đi bao xa để bảo vệ Ukraine? - Ảnh 1.

Hàng nghìn dân thường đã gia nhập các đơn vị quân tình nguyện ở Ukraine. (Ảnh: Getty Images).

Nga liên tục phủ nhận việc chuẩn bị xâm lược nước láng giềng Ukraine, bất chấp việc 100.000 binh lính Nga đang đồn trú rải rác biên giới với Ukraine và xây dựng khí tài quân sự ở đó. Chính quyền ông Putin khẳng định họ có quyền điều chuyển quân nhân và thiết bị quân sự đến bất cứ nơi nào trong lãnh thổ đất nước.

Tuần trước, Moscow còn cáo buộc phương Tây đang âm mưu "xúi giục" Ukraine - một quốc gia đang mong muốn gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và NATO trong bối cảnh chiến quyền Tổng thống Volodymyr Zelenskyy muốn thắt chặt quan hệ với phương Tây.

Các cuộc đàm phán cấp cao giữa Nga, Mỹ và các quan chức NATO trong vài tuần qua vẫn chưa đi đến thành công. Điện Kremlin muốn có đảm bảo pháp lý rằng Ukraine sẽ không được phép gia nhập NATO, đồng thời NATO phải rút quân khỏi khu vực Đông Âu cũng như khỏi các nước thuộc Liên Xô cũ như Estonia, Latvia và Litva.

Ông John Herbst, cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine và hiện đang là Giám đốc cấp cao tại Trung tâm Á - Âu của Hội đồng Đại Tây Dương, cho rằng phương Tây phải "đẩy lùi ý định xâm lược của Kremlin" và cần phải sớm làm điều này.

"Chúng tôi từng cố gắng nhân nhượng Putin. Năm 2008, chúng tôi từng thử khi Putin tấn công vào Gruzia, rốt cuộc ông ta không chịu hậu quả gì. Chúng tôi cũng từng cố như vậy trong vụ Nga sáp nhập bán đảo Crimea nhưng bất thành", ông Herbst chia sẻ.

Theo nhận định của cựu Đại sứ Mỹ, đề xuất giúp đỡ Ukraine của Tổng thống Biden nếu Nga leo thang căng thẳng là hợp lý nhưng "không đủ mạnh". Ông Biden cho biết sẽ củng cố các lệnh trừng phạt Nga, gửi thêm vũ khí cho Ukraine và triển khai thêm lực lượng NATO đến biên giới của Nga nếu Moscow manh động.

Tăng cường trừng phạt có thể cản bước Nga?

Trong nhiều năm qua, Nga đã quá quen với các lệnh trừng phạt, từ vụ sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 và các cuộc nổi dậy thân Nga ở miền đông Ukraine, đến cáo buộc thao túng bầu cử Mỹ năm 2016 và cáo buộc tấn công mạng tại Mỹ năm 2018,…

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây thường được áp dụng cho một số lĩnh vực quan trọng của Nga như năng lượng và tài chính, cũng như đối với các quan chức chính phủ Nga, theo CNBC.

Mỹ, Anh và EU đều đã cảnh báo Nga rằng nước này sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn nếu xâm lược Ukraine. Tuy nhiên, công chúng đang phân vân liệu phương Tây sẽ áp thêm biện pháp trừng phạt gì cho lần này.

Nếu chiến tranh nổ ra, phương Tây sẵn sàng đi bao xa để bảo vệ Ukraine? - Ảnh 2.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock tham gia một cuộc họp báo tại Berlin, ngày 20/1. (Ảnh: Getty Images).

Trong khi Mỹ và Anh ủng hộ đe nẹt kinh tế Nga nếu Điện Kremlin tấn công Ukraine, thì một số nước châu Âu vẫn do dự vì lý do kinh tế hoặc ngoại giao. Chẳng hạn, Đức - lãnh đạo thực tế của EU, hiện không muốn phương Tây nhắm đến đường ống dẫn dầu Nord Stream 2 của Nga.

Các lệnh trừng phạt tiềm tàng của phương Tây đối với Nga có thể kéo giá năng lượng lên cao hơn. Theo thông tin từ Ủy ban châu Âu (EC), khoảng 90% nguồn cung khí đốt của EU là hàng nhập khẩu và Nga là một trong các đối tác chính, bên cạnh Na Uy.

Chia sẻ với CNBC, chuyên gia năng lượng Dan Yergin từng bày tỏ: "Thị trường khí đốt sẽ bị siết rất chặt. Nguy cơ chiến tranh giữa Nga và Ukraine đang treo lơ lửng trên đầu chúng ta, đặc biệt là khi Nga cung ứng đến 35% khí đốt cho châu Âu".

Do đó, bà Croft của RBC Capital Markets không chắc "liệu bất kỳ lệnh trừng phạt nào mà phương Tây đang thảo luận có đủ sức ngăn chặn Tổng thống Putin nếu ông ta có ý định đưa Ukraine trở lại quỹ đạo của Nga".

"Các chuyên gia dự đoán phương Tây có thể thay đổi tính toán của ông Putin nếu họ áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc lên các tổ chức tài chính chủ chốt của Nga như VTB, Sberbank và Gazprombank, cũng như đối với hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga", bà Croft cho hay.

"Tuy nhiên, không tính đến đường ống Nord Stream 2, Washington đã phát tín hiệu sẽ miễn trừ năng lượng ra khỏi danh sách chuẩn bị bị trừng phạt", vị chuyên gia cho biết thêm.

Xem thêm: mth.51995418052102202-eniarku-ev-oab-ed-ax-oab-id-gnas-nas-yat-gnouhp-ar-on-hnart-neihc-uen/nv.zibmanteiv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nếu Nga động binh, phương Tây sẽ làm những gì để bảo vệ Ukraine?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools