Trước đó, phương án cho ô tô chạy trên cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đã được UBND tỉnh Tiền Giang thống nhất.
Với tốc độ tối đa 80km/h, cao tốc giúp rút ngắn thời gian từ TP.HCM về miền Tây. Cụ thể, xe ô tô chạy từ TP.HCM tới Mỹ Thuận trước đây hết 3 tiếng, nay rút xuống còn khoảng 1 tiếng 45 phút.
Được biết, từ nay đến ngày 10/2, xe được chạy trên cao tốc đoạn từ nút giao Thân Cửu Nghĩa đến nút giao An Thái Trung nối quốc lộ 1 với quốc lộ 30 dài 51 km.
Xe quá khổ, quá tải, xe container từ 20 feet trở lên, xe đầu kéo rơ-moóc, xe chở vật liệu dễ cháy nổ, người đi bộ, môtô, xe thô sơ, xe máy không được vào cao tốc.
Tuyến đường cao tốc này rộng 16 m, gồm 4 làn xe, mỗi chiều được bố trí 6 điểm dừng khẩn cấp (không có làn khẩn cấp), mỗi điểm cách nhau 4-5 km, suốt tuyết có 39 cầu trên tuyến và 14 cầu vượt.
Tính đến hết tháng 10, tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã hoàn thành 85%. Đây là tuyến cao tốc có tổng mức đầu tư 12.668 tỷ đồng; dài 51,5 km; rộng 17 m với 04 làn xe, mỗi làn 3,5 m.
Trước đó, ông Nguyễn Tấn Đông, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận (doanh nghiệp thực hiện dự án) cho biết dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, gây nhiều khó khăn nhưng đơn vị cố gắng đảm bảo tiến độ công việc đã đề ra.
Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được khởi công vào năm 2009 và dự kiến hoàn thành năm 2013. Tuy nhiên, do nhà đầu tư thiếu năng lực, công trình bị đình trệ. Sau nhiều lần thay đổi chủ đầu tư và cả cơ quan quản lý, dự án được giao cho UBND tỉnh Tiền Giang. Chủ đầu tư mới là Tập đoàn Đèo Cả. Vốn dự án được điều chỉnh giảm từ 14.000 tỷ đồng xuống 12.000 tỷ đồng.
https://soha.vn/cao-toc-khung-12000-ty-trung-luong-my-thuan-chinh-thuc-cho-xe-lan-banh-20220125091254572.htmTheo Lan Chi
Pháp Luật và Bạn đọc