1001 lời mời "ép uống" khác trong các buổi tiệc tất niên, tân niên, sum họp gia đình, bè bạn có lẽ cũng đã quen thuộc với gen Z, gen Y không kém gì chuyện "lương thưởng nhiều không", "bao giờ lấy chồng" của chị em dịp đầu năm mới. Thế nhưng, sao cứ phải uống nhiều mới là hết mình? Thay vì đo độ trưởng thành bằng quy chuẩn "tới bến" trên bàn nhậu, sao không bật bản lĩnh "uống có trách nhiệm" để tận hưởng cuộc vui trọn vẹn?
"Trưởng thành không nằm trên bàn nhậu"
Là một người trẻ với công việc có đôi lúc cần sử dụng rượu bia, tuy đi làm chưa lâu, nhưng Trần Thị Bích Ngọc (ĐH KHXH&NV, ĐHQG - TP.HCM) đã khá quen thuộc với những lời đốc thúc "uống đi rồi nói" của môi trường công sở. "Đồng ý là khi mình uống rượu vào, mình dễ dàng bắt chuyện với nhau tự nhiên và thân thiết hơn, từ đó dễ dàng xây dựng các mối quan hệ tốt hơn. Tuy vậy, mình không nghĩ sử dụng rượu bia thể hiện việc mình thực sự trưởng thành", Bích Ngọc chia sẻ.
Cùng quan điểm với Bích Ngọc, Lê Ánh Tuyết (ĐH Y dược TP.HCM) khẳng định: "Rượu bia là để kết nối mọi người với nhau, để mình tự tin chia sẻ câu chuyện của mình chứ không phải vì nể nang hay bị ép uống".
Đành rằng việc uống rượu bia đã dần trở thành một nét văn hóa trong đời sống giới trẻ nói chung, và theo một phương diện nào đó, đồ uống có cồn cũng được xem là cầu nối giúp mọi người gắn kết với nhau hơn trong mỗi cuộc vui. Tuy nhiên, lạm dụng rượu bia lại là nguyên nhân của rất nhiều vấn đề đáng quan ngại: sức khỏe sụt giảm, tai nạn giao thông, mất trật tự công cộng,...
Theo Trương Công Kiên (ĐH KHXH&NV, ĐHQG - TP.HCM), để hạn chế điều này, thì "Trên bàn nhậu, một người trưởng thành hãy thể hiện bản lĩnh của mình thông qua việc uống một cách vừa phải, hợp lý".
Mặc dù công việc và cuộc sống hàng ngày của Kiên rất ít khi phải sử dụng rượu bia, và chàng trai trẻ cũng không cho đó là cách để chứng tỏ sự trưởng thành, thỉnh thoảng Kiên vẫn có những cuộc vui có "hơi men" với bạn bè.
"Lúc này mình sẽ không lái xe. Nếu mà hôm đó mình xác định về thì mình sẽ đi xe ôm công nghệ hoặc nhờ ai đó chở về", Công Kiên cho biết.
Tương đối "thoáng" hơn, Lê Nam Vương (ĐH Văn Lang) cho rằng uống rượu bia cũng là một cách thể hiện trưởng thành, bởi "đã đủ tuổi uống rượu bia nghĩa là đủ trưởng thành để kiểm soát bản thân, xử lý tình huống". Tuy nhiên, anh chàng cũng quan niệm, với rượu bia "cầm ly lên được thì đặt xuống được":"Nhiều người mà mời quá thì mình từ chối. Việc từ chối đó cho thấy mình chín chắn, biết suy nghĩ cho bản thân và những người xung quanh".
Uống có trách nhiệm - Bản lĩnh người trưởng thành
Khởi động tại Việt Nam từ tháng 12-2021, chuỗi sự kiện trực tuyến "Bản lĩnh trách nhiệm - Không ngừng tiến bước" với sự đồng hành của MC Dustin Phúc Nguyễn, ca sỹ Orange, nhóm hài Hải Triều và thầy giáo Đoàn Đức Minh cùng thử thách DRINKiQ đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của hơn 40.000 sinh viên các trường đại học, thu hút hàng triệu lượt tương tác trên mạng xã hội, hơn 160 nghìn lượt truy cập website https://www.drinkiq.com/vi-vn/ và hơn 11,000 lượt tham gia trắc nghiệm DRINKiQ, bước đầu cho thấy rõ hiệu ứng lan tỏa, giá trị thiết thực và ý nghĩa của thông điệp.
Đặc biệt, tham gia thử thách 10 câu hỏi, nhiều bạn trẻ đã có cơ hội khám phá những kiến thức thú vị và rút ra nhiều bài học bổ ích về đồ uống có cồn."Trước giờ cứ nghĩ mình vững kiến thức về bia rượu, nào ngờ làm đúng được có 6/10", Lê Ánh Tuyết bối rối. Trong khi đó, Trần Thị Bích Ngọc và Trương Công Kiên lại khá bất ngờ vì "trình" uống có "hiểu biết" của mình. Nếu Bích Ngọc hào hứng: "Làm khảo sát được tới 9/10 điểm, mình có cảm giác như mình là một bợm nhậu chính hiệu vậy", thì Trung Kiên lại tỏ ra quan tâm đến những kiến thức mới hơn: "Qua trắc nghiệm này mình biết thêm là thể trạng của nam và nữ nó sẽ hấp thu lượng rượu bia khác khác nhau. Sau này trên bàn nhậu chắc chắn mình sẽ ưu ái các bạn nữ nhiều hơn".
Diageo Việt Nam lan tỏa tinh thần bản lĩnh trách nhiệm, không ngừng tiến bước
Đồng hành cùng thế hệ gen Z trên hành trình khám phá và trưởng thành qua từng trải nghiệm, Diageo Việt Nam (DVL) tin rằng việc khuyến khích người trẻ nâng cao hiểu biết về sử dụng bia rượu cũng chính là lan tỏa đến họ tinh thần không ngừng tiến bước, lối sống bản lĩnh, trách nhiệm và trưởng thành hơn mỗi ngày. Vượt lên trên mọi giá trị ngắn hạn, các chiến dịch đồng hành vì cộng đồng từ DVL cho thấy nỗ lực không ngừng theo đuổi sự phát triển bền vững của thương hiệu, với ý thức trách nhiệm rõ ràng về việc xây dựng một văn hóa uống lành mạnh, góp phần phát triển một xã hội văn minh, thịnh vượng và bền vững.
Theo đó, trong vòng 10 năm tới, Diageo cam kết tiếp cận 1 tỷ người trên thế giới để nâng cao nhận thức của cộng đồng, lan tỏa thông điệp uống có trách nhiệm. Ngoài ra, các hoạt động của chiến dịch cũng sẽ được tiếp tục mở rộng tại Việt Nam trong năm 2022, hứa hẹn mang đến những ảnh hưởng tích cực, góp phần định hình một lối sống mới năng động, giàu trải nghiệm và bản lĩnh tiến về phía trước cho người trẻ.
"Nâng cao tinh thần "Uống có trách nhiệm" chính là một trong ba trụ cột của "Kế hoạch hành động 2030" của chúng tôi nhằm thúc đẩy những tác động tích cực trên quy mô toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng, trong hành trình phát triển bền vững của thương hiệu", ông Nguyễn Anh Thi, tổng giám đốc DVL chia sẻ.
Xem thêm: mth.68875638152102202-meihn-hcart-oc-gnou-hnil-nab-gnab-tet-nod-hnaht-gnourt-ert-iougn/nv.ertiout