Theo quan niệm dân gian, sau một năm làm ăn buôn bán cuối năm mọi người làm một mâm cổ để trả ơn chư Phật, thổ địa, tổ tiên, ông bà...
Những công ty có công nhân ở quê họ thường tổ chức cúng Tất niên sớm để những người này thu xếp về quê sau một năm bôn ba làm ăn xa xứ.
Có những gia đình vì điều kiện thời gian, công việc đã tổ chức vào các ngày giáp Tết: 28, 29 và 30 (nếu có): mổ lợn, làm gà, gói rồi nấu bánh chưng v.v… Bên cạnh đó Tất niên cũng là dịp gặp gỡ bạn bè, anh em thân thuộc.
Cúng Phật đơn giản có khi hoa quả tươi với chén cơm trắng nhưng chủ yếu là tâm thành.
Nếu gia đình đó không buôn bán làm ăn thì họ cũng làm mâm cúng rước ông bà, tổ tiên về ăn tết cùng con cháu. Cho nên ba ngày tết còn gọi là tết đoàn viên, sum họp. "Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy" với ý nghĩa thể hiện truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Hiện nay trong thôn, xóm, ấp, tổ... còn tổ chức cúng Tất niên chung thể hiện sự đoàn kết tình làng nghĩa xóm...
Lễ vật thường có hai mâm:
Cúng Phật tùy mỗi gia chủ có khi là kẹo mứt, đĩa ngũ quả. Ảnh: K.THỦY
Một mâm chay cúng Phật gồm đĩa ngũ quả, bánh. Đông bình tây quả (nghĩa là bình bông để bên tay phải, đĩa ngũ quả bên trái - từ ngoài nhìn vào bàn thờ).
Một mâm mặn cúng Tổ tiên ông bà, cúng Thổ Công, Thổ địa gồm: một đĩa trái cây ngũ quả (bên trái), bình bông để bên tay phải (từ ngoài nhìn vào). Ngoài con gà trống, thịt heo quay, vịt quay, đĩa tam sên (bàn thờ ông Địa) còn có năm chung rượu, năm chung trà. Tốt nhất có bộ áo giấy cúng, sau khi cúng xong thì hóa vàng.
Mâm cúng mặn trước sân nhà
Mâm cúng mặn giữa nhà
Gà trống không thể thiếu trong mâm mặn
Giấy cúng, trầu cau...
Sau khi cúng xong gia chủ hóa vàng
Con cháu sum vầy ăn Tất niên
Cúng Tất niên trong tổ, khu phố, ấp... thể hiện tình làng nghĩa xóm. Ảnh: K.THỦY