Tân Tổng thống Honduras Xiomara Castro (áo đỏ) và Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris - Ảnh: REUTERS
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris cho biết bà đã nói chuyện với phó lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức tại Honduras, về mối quan tâm chung của họ ở Trung Mỹ và chiến lược của Chính phủ Mỹ nhằm hạn chế người di cư.
"Chúng tôi có cuộc trò chuyện ngắn về lợi ích chung ở khu vực này và dường như Đài Loan quan tâm đến chiến lược của chúng tôi", bà Harris nói ngày 27-1, cho biết thêm hai người không thảo luận về Trung Quốc.
Hãng thông tấn trung ương Đài Loan cho biết hai nhà lãnh đạo đã có cuộc "nói chuyện ngắn gọn và tương tác tự nhiên".
Mỹ, cũng như hầu hết các nước, không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, mặc dù sự ủng hộ của Mỹ về chính trị và mua bán vũ khí với hòn đảo này là nguyên nhân gây xích mích Mỹ - Trung Quốc.
Trong khi đó, Honduras là một trong 14 quốc gia chính thức công nhận Đài Loan.
Phó lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức (trái) và tân Tổng thống Honduras Xiomara Castro chụp ảnh cùng hàng hóa Đài Loan tặng cho Honduras - Ảnh: REUTERS
Tại sự kiện, Tổng thống Honduras Xiomara Castro nói với ông Lại Thanh Đức rằng Honduras rất biết ơn sự hỗ trợ của Đài Loan và hy vọng duy trì mối quan hệ với hòn đảo.
Trước đó, ông Lại Thanh Đức đã gặp ít nhất 17 nghị sĩ Mỹ khi quá cảnh ở nước này vào ngày 25-1 trên đường tới Honduras, bất chấp cảnh báo từ Bắc Kinh.
"Trung Quốc luôn kiên quyết phản đối Mỹ, hay bất cứ nước nào đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và cũng phản đối mọi hình thức trao đổi chính thức với Đài Loan", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói.
Trung Quốc đã gia tăng áp lực nhằm giảm bớt ảnh hưởng quốc tế của Đài Loan, nói rằng Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và Đài Loan không được có quan hệ chính thức với bất kỳ nước nào.
Trong cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 11 vừa qua, một phái đoàn Mỹ đã đến thăm Honduras và nói rằng họ muốn nước này duy trì quan hệ với Đài Loan.
Tháng trước, Trung Quốc tái thiết lập quan hệ với Nicaragua, nước láng giềng của Honduras, và công khai hướng tới mục tiêu giảm số lượng đồng minh ngoại giao của Đài Loan xuống con số không.
TTO - Nhà nghiên cứu tại Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore Collin Koh đánh giá hoạt động của quân đội Trung Quốc có thể không chỉ nhằm phản ứng với sự hiện diện hải quân Mỹ và Nhật Bản trong khu vực mà còn vì một mục đích khác.
Xem thêm: mth.70604628082102202-sarudnoh-iat-naol-iad-oad-hnal-ohp-pag-ym-gnoht-gnot-ohp/nv.ertiout