vĐồng tin tức tài chính 365

Thâm hụt thương mại khiến xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi khó về đích

2022-01-29 07:58

Giá trị xuất khẩu thấp đã khiến thặng dư thương mại xuất nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi năm 2021 thâm hụt tới gần 3 tỉ USD.

Nhập khẩu quá lớn làm lệch cán cân thương mại

Theo số liệu thống kê, năm 2021, nhập khẩu thịt lợn làm thực phẩm dù giảm 32,5% so với năm 2020 nhưng cũng ở mức 143.463 tấn. Nhập khẩu thịt trâu, bò, cừu làm thực phẩm cũng ở mức 110.889 tấn (giảm 2,1% so với năm 2020). Mặc dù nhập khẩu giảm, nhưng vẫn cao gấp 7 lần so với xuất khẩu nên thâm hụt thương mại các sản phẩm chăn nuôi vẫn lên tới gần 3 tỉ USD.

Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu được khoảng trên 9.000 tấn thịt gà chế biến với giá trị kim ngạch trên 43 triệu USD; xuất khẩu được khoảng 5.000 tấn thịt lợn đông lạnh các loại với giá trị khoảng 20 triệu USD; xuất khẩu mật ong đạt 53.353 tấn, giá trị hơn 100 triệu USD, tăng 6% so với năm 2020; xuất khẩu yến và sản phẩm từ yến năm 2021 đạt 174 tấn…, nhưng xuất khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam trong năm 2021 lại giảm đáng kể (khoảng 12%) so với năm 2020, đặc biệt là xuất khẩu sữa sang thị trường Trung Quốc giảm tới 47,8% so với năm 2020 đã khiến xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam ghi dấu một năm không mấy tin vui.

Lượng thịt đông lạnh nhập khẩu quá lớn là nguyên nhân chính làm thâm hụt thương mại trong xuất nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi. Ảnh minh họa: Vũ Long
Lượng thịt đông lạnh nhập khẩu quá lớn là nguyên nhân chính làm thâm hụt thương mại trong xuất nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi. Ảnh minh họa: Vũ Long

Cũng cần phải nói thêm rằng, trong Chiến lược ngành chăn nuôi giai đoạn 2008-2020, Bộ NNPTNT đề ra mục tiêu xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt khoảng 1,2-1,5 tỉ USD, trong đó xuất khẩu thịt lợn đạt 500-800 triệu USD. Thế nhưng thực tế, đến năm 2021 kết quả chỉ đạt được khoảng 440 triệu USD. Như vậy, mục tiêu này đã thất bại.

Trong khi đó, nhập khẩu sản phẩm thịt để chế biến tuy có giảm so với các năm trước đó, nhưng vẫn ở mức rất cao, bất lợi cho ngành chăn nuôi trong nước: Năm 2021, Việt Nam nhập khẩu tới 346.000 con lợn sống để giết mổ, nhập khẩu 143.463 tấn thịt lợn làm thực phẩm. Đối với nhóm gia cầm, Việt Nam cũng nhập khẩu tới 132.071 tấn thịt gia cầm để chế biến thực phẩm; bên cạnh đó, còn có tới trên 110.889 tấn thịt gia súc ăn cỏ như trâu, bò, cừu, dê... được nhập khẩu về Việt Nam.

Xuất khẩu sản phẩm qua chế biến vẫn thấp

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), đến thời điểm này, Việt Nam đã đàm phán thành công xuất khẩu thịt gà chế biến sang Nhật Bản (năm 2017), Hồng Kông (năm 2019) và 5 nước thuộc Liên minh kinh tế Á-Âu (năm 2020). Trong các sản phẩm thịt xuất khẩu, chiếm tỉ trọng lớn nhất là thịt gà. Trong năm 2021, thịt gà chế biến xuất khẩu đạt 2.531 tấn, tăng 36,58% so với năm 2020. Hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục đàm phán để xuất khẩu sản phẩm thịt gà chế biến sang Hàn Quốc, Singapore, EU, Anh, các nước Trung Đông.

Xếp thứ hai về giá trị kim ngạch xuất khẩu trong nhóm sản phẩm chăn nuôi là thịt lợn. Tuy nhiên, Việt Nam chủ yếu mới xuất khẩu lợn sữa và lợn choai sang thị trường Hongkong, Trung Quốc và Malaysia. Ngoài ra, Việt Nam cũng xuất khẩu thịt tiệt trùng sang thị trường Hàn Quốc.

Đối với nhóm vật nuôi còn sống, chủ yếu nước ta chỉ xuất khẩu gà giống. Số lượng gà giống xuất khẩu trong năm 2021 đạt 635.336 con tăng 3,08 lần so với năm 2020, chiếm 91,08% tổng số lượng động vật xuất khẩu.

*Số liệu của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) cho biết, đến hết năm 2020, cả nước có 104 cơ sở, nhà máy quy mô công nghiệp của các doanh nghiệp chế biến thịt, trứng và sữa để xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước, số còn lại có quy mô nhỏ lẻ. Trong số các cơ sở quy mô công nghiệp, có 64 nhà máy và sản phẩm thịt chế biến khoảng trên 1,1 triệu tấn, chiếm 19-20% tổng sản lượng thịt sản xuất trong nước; 5 nhà máy và sản lượng trứng chế biến khoảng trên 100 triệu quả trứng/năm, chiếm khoảng 0,7% tổng sản lượng trứng sản xuất trong nước.

*Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, Việt Nam đặt mục tiêu tỉ lệ sản phẩm chăn nuôi qua chế biến khoảng 60%. Để làm được điều này, cần thực hiện chuỗi khép kín, giải quyết triệt để bài toán môi trường, ứng dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn, về khoa học công nghệ cần thể hiện được vai trò để tạo động lực xây dựng chuỗi khép kín.

Xem thêm: odl.428999-hcid-ev-ohk-ioun-nahc-mahp-nas-uahk-taux-neihk-iam-gnouht-tuh-maht/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thâm hụt thương mại khiến xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi khó về đích”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools