vĐồng tin tức tài chính 365

Tháng đầu năm, tâm lý giao dịch tiêu cực, khối ngoại tiếp tục bán ròng

2022-01-30 11:31

Thống kê cho thấy, trong tháng đầu năm 2022, khối ngoại đã bán ròng tổng cộng hơn 2.600 tỉ đồng trên toàn thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán đã ghi nhận một tháng đầu tiên của năm 2022 với nhiều biến động theo chiều hướng tiêu cực. Và cùng xu hướng đó chính là hoạt động giao dịch theo chiều hướng bán ròng liên tục của khối ngoại.

Theo thống kê của NDH, khối ngoại trong tháng 1.2022 cũng giao dịch không tốt khi mua vào 845 triệu cổ phiếu, trị giá 37.645 tỉ đồng, trong khi bán ra 797 triệu cổ phiếu, trị giá 40.320 tỉ đồng. Tổng khối lượng mua ròng ở mức 48 triệu cổ phiếu, tuy nhiên, nếu tính về giá trị thì dòng vốn này bán ròng 2.676 tỉ đồng.

Ở sàn HoSE, khối ngoại có tháng bán ròng thứ 7 liên tiếp với giá trị tăng nhẹ 2% so với tháng 12.2021 và ở mức 2.966 tỉ đồng. Tính chung cả 7 tháng vừa qua, khối ngoại sàn HoSE bán ròng tổng cộng hơn 35.000 tỉ đồng.

Cổ phiếu MSN là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất trong tháng 1 với giá trị lên đến 5.230 tỉ đồng, trong đó, cổ phiếu này bị bán ròng 5.023 tỉ đồng thông qua phương thức thỏa thuận. Cổ phiếu đứng thứ 2 trong danh sách bán ròng sàn này là NVL với 818 tỉ đồng. CII và VIC đều bị bán ròng trên 600 tỉ đồng. Ở chiều ngược lại, VHM được mua ròng mạnh nhất với giá trị 1.300 tỉ đồng. STB và CTG đứng sau với giá trị mua ròng đều trên 570 tỉ đồng.

Tại sàn HNX, khối ngoại chấm dứt chuỗi 3 tháng bán ròng liên tiếp bằng việc mua ròng trở lại 313 tỉ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 13 triệu cổ phiếu. Ở sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng trở lại 23 tỉ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng trên 7 triệu cổ phiếu.

Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2021, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 62.431 tỉ đồng. Lý giải nguyên nhân khối ngoại liên tục rút ròng trong năm 2021, các chuyên gia của CTCK SSI cho rằng, một trong những lý do chính và mang tính chất cấu trúc là tỉ trọng các nhóm ngành trong thị trường chứng khoán Việt Nam chưa đa dạng và bị giới hạn về sở hữu nước ngoài. Hầu hết doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam thuộc các lĩnh vực tài chính, bất động sản, trong khi những ngành thu hút dòng tiền mạnh trên thế giới như công nghệ, bán lẻ, y tế, giáo dục.

Tuy nhiên, động thái bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài không tác động đáng kể đến diễn biến thị trường, trong bối cảnh dòng tiền trên thị trường sẽ tiếp tục chịu chi phối bởi nhà đầu tư cá nhân trong nước. Bằng chứng là chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam, VN-Index, đã tăng hơn 36% trong năm 2021 bất chấp xu hướng bán ròng mạnh mẽ của khối ngoại.

Nhận định về xu hướng dòng tiền khối ngoại trong năm 2022, các chuyên gia của CTCK SSI lại có cái nhìn lạc quan hơn. Sang năm 2022, với xu hướng chính sách tiền tệ, tài khóa của Việt Nam và thế giới có sự phân kỳ và thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá là triển vọng tích cực. Do đó, SSI kỳ vọng dòng vốn từ các quỹ đầu tư sẽ quay trở lại, đặc biệt là các quỹ ETF.

Nhóm phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect cũng kỳ vọng dòng tiền của nhà đầu tư nước ngoài sẽ quay trở lại, nhờ tỷ lệ bao phủ vaccine ngừa COVID-19 tăng nhanh tạo điều kiện để mở cửa và thúc đẩy phục hồi nền kinh tế cũng như cơ hội thị trường Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi trong 2-3 năm tới. Ngoài ra, quá trình thoái vốn cổ phần hoá sôi động trở lại và chuyện mở room ngoại cũng là những yếu tố có thể thúc đẩy khối ngoại quay trở lại mua ròng trên thị trường trong thời gian tới.

Xem thêm: odl.8810001-gnor-nab-cut-peit-iaogn-iohk-cuc-ueit-hcid-oaig-yl-mat-man-uad-gnaht/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tháng đầu năm, tâm lý giao dịch tiêu cực, khối ngoại tiếp tục bán ròng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools