vĐồng tin tức tài chính 365

Học giả Trung Quốc: Chính sách tiền tệ của Fed có nguy cơ gây ra 'cú sốc Nixon' thứ hai, hệ lụy lan ra toàn cầu

2022-01-30 18:52

"Cú sốc Nixon" thứ hai

Tối chủ nhật ngày 15/8/1971, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã cắt ngang một chương trình truyền hình ăn khách để công bố quyết sách mới về kinh tế. Ông tuyên bố Mỹ sẽ ngừng quy đổi đồng USD ra vàng, đồng thời áp thuế quan đặc biệt 10% đối với hàng hóa nhập khẩu và kiểm soát giá cả trong nước.

Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh nước Mỹ đang chật vật xoay xở vấn đề lạm phát cũng như ngăn chính phủ các nước khác gom USD để đổi lấy vàng. Thời điểm đó, hệ thống tiền tệ quốc tế đang phụ thuộc vào vàng thỏi (bản vị vàng), các ngân hàng trung ương phải quy đổi USD thành vàng với giá cố định 35 USD/ounce.

Quyết định của Tổng thống Nixon đã đặt dấu chấm hết cho hệ thống bản vị vàng, đồng thời được cho là chất xúc tác cho giai đoạn lạm phát đình trệ (stagflation) trong thập niên 1970s, theo Investopedia

Thuật ngữ "cú sốc Nixon" ra đời từ đó, hàm ý hậu quả mà chính sách của ông Nixon gây ra. Nói cách khác, "cú sốc Nixon" đã làm gián đoạn hệ thống tài chính quốc tế trong một thời gian dài.

Giờ đây, khi khối nợ công của Mỹ chạm mức cao kỷ lục và lạm phát chạm đỉnh gần 40 năm buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải siết chặt chính sách, giới học giả tại Trung Quốc đang e ngại rằng Mỹ có thể khiến vai trò của đồng USD sụp đổ, từ đó gây ra "cú sốc Nixon" thứ hai cho thế giới.

Tháng trước, ông Liu Junhong, trưởng bộ phận nghiên cứu toàn cầu hóa tại Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc, bày tỏ: "Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và đại dịch COVID-19 chưa từng có đã khiến khối nợ của chính phủ Mỹ lẫn bảng cân đối kế toán của Fed phình to…"

"Chúng ta đang đứng trước nguy cơ vị thế của đồng USD trên thị trường tài chính sụp đổ [như bản vị vàng cách đây 50 năm]", ông Liu nhấn mạnh. Vị chuyên gia đưa ra bình luận này tại một hội nghị chuyên đề nhân kỷ niệm 50 năm xảy ra "cú sốc Nixon".

Ông Liu cảnh báo: "Mỹ không muốn hợp tác với các nước khác, đặc biệt là nước đang phát triển, để đối phó với cuộc khủng hoảng mà họ không thể giải quyết một mình. Điều này có thể gây ra cú sốc Nixon thứ hai cho nền kinh tế thế giới".

Học giả Trung Quốc: Chính sách tiền tệ của Fed có nguy cơ gây ra 'cú sốc Nixon' thứ hai, hệ lụy lan ra toàn cầu - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: SCMP).

Phối hợp chính sách

Theo SCMP, Bắc Kinh đã cố gắng củng cố niềm tin của công chúng trong nước bằng lời khẳng định chính quyền trung ương có đủ công cụ chính sách và đang trong tâm thế sẵn sàng cho việc tăng lãi suất của Fed.

Giới chức trách cũng đảm bảo cú sốc từng diễn ra trong giai đoạn 2015 - 2017 sẽ không tái diễn. Thời điểm đó, thị trường tài chính toàn cầu từng chứng kiến dòng vốn ồ ạt tháo chạy và đồng nhân dân tệ mất giá thê thảm.

Xuất phát từ loạt lo ngại trên, tổ cố vấn chính sách của Bắc Kinh gợi ý rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên phối hợp để kiểm soát rủi ro ngắn hạn, đồng thời vị thế của đồng USD cần phải giảm bớt để đảm bảo an toàn tài chính dài hạn.

Phát biểu tại cuộc họp thường niên của Diễn đàn Tài chính Quốc tế tháng trước, ông Lu Lei - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc, đã cảnh báo về tác động tiềm tàng khi Fed nâng lãi suất, đồng thời thúc giục các nước nên phối hợp chính sách tiền tệ "hiệu quả hơn".

Hai tuần trước đó, ông Xiao Yuanqi - Phó Chủ tịch Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm và Ngân hàng Trung Quốc, đã gọi động thái rút kích thích tiền tệ của Fed là "một câu hỏi lớn". Ông Xiao nhấn mạnh thời điểm, trình tự cũng như biện pháp thu hồi chính sách kích thích đều rất quan trọng và các nước nền ngồi lại cùng nhau để tìm hướng đối phó.

Đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng từng lên tiếng về vấn đề này, dù không nêu đích danh Fed. Trong bài phát biểu 20 phút tại Davos năm nay, ông Tập đã ngỏ lời đề nghị các nhà lãnh đạo thế giới nên minh bạch và phối hợp chính sách cùng Bắc Kinh để ngăn chặn sự suy yếu của nền kinh tế toàn cầu.

Người đứng đầu chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh: "Các nước phát triển cần phải đưa ra chính sách kinh tế có trách nhiệm và kiểm soát tốt ảnh hưởng của chúng để ngăn tác động nghiêm trọng đến các nước đang phát triển".

"Các tổ chức kinh tế và tài chính quốc tế nên đóng vai trò mang tính xây dựng trong việc hình thành tiếng nói chung trên trường quốc tế, tăng cường phối hợp chính sách và ngăn ngừa rủi ro tài chính mang tính hệ thống", ông Tập tiếp tục.

Học giả Trung Quốc: Chính sách tiền tệ của Fed có nguy cơ gây ra 'cú sốc Nixon' thứ hai, hệ lụy lan ra toàn cầu - Ảnh 2.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chia sẻ trực tuyến tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm nay. (Ảnh: Xinhua).

Đáng chú ý, trong khi Bắc Kinh vẫn cảnh giác cao độ về tình hình lạm phát và động thái thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed, ngân hàng trung ương Mỹ cũng đề cập đến những rủi ro tiềm ẩn trong cuộc khủng hoảng nợ nần của tập đoàn địa ốc Trung Quốc Evergrande Group.

Kể từ cuộc họp trực tuyến hồi cuối tháng 10 giữa Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen, hai siêu cường thế giới vẫn chưa tiến hành thêm bất kỳ liên lạc nào khác.

Ông Zhou Xuezhi, thành viên cấp cao của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới (thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc), không tin vị thế thống trị của đồng USD sẽ thay đổi trong ngắn hạn. Tuy nhiên, vị chuyên gia này khuyến nghị Bắc Kinh và Washington nên thảo luận về cách quản lý chính sách của từng nước.

"Trung Quốc nên tự chủ chính sách tiền tệ dựa theo điều kiện kinh tế trong nước, nhưng cũng đồng thời thực hiện vai trò của mình trong chiến lược phát triển của kinh tế toàn cầu", ông Zhou cho hay.

Xem thêm: mth.63150047103102202-uac-naot-ar-nal-yul-eh-iah-uht-noxin-cos-uc-ar-yag-oc-yugn-oc-def-auc-et-neit-hcas-hnihc-couq-gnurt-aig-coh/nv.zibmanteiv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Học giả Trung Quốc: Chính sách tiền tệ của Fed có nguy cơ gây ra 'cú sốc Nixon' thứ hai, hệ lụy lan ra toàn cầu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools