vĐồng tin tức tài chính 365

Trước thềm năm Dần nhìn lại năm tuổi của 6 sếp ngân hàng tuổi Sửu: 1 người lên Phó thống đốc, 2 người trở thành chủ tịch

2022-01-31 15:29

Lĩnh vực ngân hàng Việt Nam có rất nhiều lãnh đạo tuổi Sửu nổi tiếng như Phó thống đốc Phạm Thanh Hà, Chủ tịch Vietcombank Phạm Quang Dũng, Tổng Giám đốc Sacombank Nguyễn Đức Thạch Diễm, Chủ tịch Kienlongbank Trần Thị Thu Hằng, Chủ tịch Eximbank Yasuhiro Saitoh, Nguyên Tổng Giám đốc SHB Nguyễn Văn Lê,…

Năm tuổi 2021 chứng kiến nhiều biến động trên con đường công danh của các sếp ngân hàng tuổi Sửu. Trong đó, người sự nghiệp thăng hoa, người rút lui sau hàng chục năm gắn bó.

Ông Phạm Thanh Hà lên làm Phó Thống đốc

Trước thềm năm Dần nhìn lại năm tuổi của 6 sếp ngân hàng tuổi Sửu: 1 người lên Phó thống đốc, 2 người trở thành chủ tịch, 1 người rời ghế CEO, 4 ngân hàng KQKD ấn tượng - Ảnh 1.

Ông Phạm Thanh Hà

Tháng 11/2021, ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) được bổ nhiệm giữ chức Phó Thống đốc NHNN. Ông cũng là Phó Thống đốc trẻ nhất hiện nay.

Ông Phạm Thanh Hà sinh năm 1973, quê ở Hải Dương và có phần lớn thời gian công tác gắn bó với Vietcombank.

Cụ thể, từ tháng 8/1994 đến 6/1999, ông Hà là cán bộ Phòng thẩm định đầu tư và Chứng khoán của Vietcombank. Đến tháng 7/1999 - 12/2001, ông học thạc sỹ tại Đại Học George Wasington (Mỹ). Sau khi học thạc sỹ, ông Hà tiếp tục về công tác tại Vietcombank với chức vụ Phó phòng Quản lý các đề án công nghệ. Từ tháng 6/2005 đến tháng 6/2009, ông giữ chức Trưởng phòng Kinh doanh Ngoại tệ tại Vietcombank, sau đó là Trưởng phòng Quản lý vốn và Kinh doanh vốn. Từ n ăm 2009 tới 2017, ông Phạm Thanh Hà làm Phó tổng giám đốc Vietcombank.

Từ tháng 8/2017 đến 11/2021, ông Hà là Vụ trưởng Vụ chính sách Tiền tệ, NHNN và tháng 11 được bổ nhiệm làm Phó Thống đốc.

Ông Phạm Quang Dũng trở thành Chủ tịch Vietcombank

Trước thềm năm Dần nhìn lại năm tuổi của 6 sếp ngân hàng tuổi Sửu: 1 người lên Phó thống đốc, 2 người trở thành chủ tịch, 1 người rời ghế CEO, 4 ngân hàng KQKD ấn tượng - Ảnh 2.

Ông Phạm Quang Dũng - Chủ tịch Vietcombank.

2021 là năm đáng nhớ đối với ông Phạm Quang Dũng khi ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank nhiệm kỳ 2018 - 2023 kể từ ngày 30/8.

Ông Phạm Quang Dũng, sinh năm 1973 (Quý Sửu), có bằng thạc sỹ Tài chính ngân hàng tại Trường Đại học Birmingham (Vương quốc Anh) và đã trải qua 27 năm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Ông Phạm Quang Dũng bắt đầu công tác tại Vietcombank từ tháng 8/1994, trải qua nhiều vị trí công tác tại phòng Đầu tư và bảo lãnh; phòng Quan hệ quốc tế; công ty cho thuê tài chính và kinh qua nhiều chức vụ quản lý quan trọng tại Vietcombank như: Phó Chánh văn phòng; Phó Giám đốc Công ty Tài chính Việt Nam tại Hồng Kông; Trưởng phòng Quan hệ ngân hàng đại lý; Phó Tổng Giám đốc.

Trước khi được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietcombank, ông Phạm Quang Dũng là Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vietcombank từ 11/2014. Ngoài vai trò Tổng Giám đốc, ông Dũng còn là thành viên Hội đồng quản trị Vietcombank từ tháng 4/2013.

Với sự lãnh đạo của tân Chủ tịch, Vietcombank tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu hệ thống về lợi nhuận hợp nhất trước thuế năm 2021 với 27.376 tỷ đồng, tăng 18,8%. Bên cạnh đó, ''ông lớn này'' tiếp tục kiên trì với chiến lược kinh doanh an toàn song hành với hiệu quả khi đưa tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt mức kỷ lục ngành ngân hàng là 424%.

Bước ngoặt đáng nhớ của Chủ tịch Kienlongbank Trần Thị Thu Hằng

Trước thềm năm Dần nhìn lại năm tuổi của 6 sếp ngân hàng tuổi Sửu: 1 người lên Phó thống đốc, 2 người trở thành chủ tịch, 1 người rời ghế CEO, 4 ngân hàng KQKD ấn tượng - Ảnh 3.

Chủ tịch Kienlongbank Trần Thị Thu Hằng.

2021 cũng được coi là một năm thành công đối với Chủ tịch Kienlongbank Trần Thị Thu Hằng khi bà chính thức giữ cương vị Chủ tịch HĐQT Kienlongbank từ ngày 26/5/2021.

Bà Hằng sinh năm 1985 (Ất Sửu), đảm nhiệm chức vụ khi mới 36 tuổi và là nữ Chủ tịch trẻ nhất ngành ngân hàng Việt Nam.

Trước khi đảm nhiệm cương vị Chủ tịch HĐQT Kienlongbank, bà Hằng là thành viên HĐQT ngân hàng này. Bà Hằng cũng từng là Tổng giám đốc điều hành Công ty cổ phần tập đoàn Sunshine (Sunshine Group), Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần KS Group.

Tại Kienlongbank, bà Trần Thị Thu Hằng được ghi nhận sở hữu hơn 17,2 triệu cổ phiếu KLB, chiếm 4,72% vốn điều lệ ngân hàng.

Với bộ máy lãnh đạo mới, Kienlongbank đã được kết quả kinh doanh còn tăng trưởng rất ấn tượng trong năm 2021. Cụ thể, đây là năm đầu tiên nhà băng này cán mốc lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng, gấp 6,5 lần năm 2020. Tính đến ngày 31/12/2021, tổng tài sản của KienlongBank tăng 46% so với đầu năm lên mức hơn 83.822 tỷ đồng, là mức tăng trưởng cao nhất hệ thống ngân hàng trong năm qua.

Ngân hàng đã thành công đưa tỷ lệ nợ xấu toàn hàng giảm xuống dưới 2%, xử lý dứt điểm các khoản cho vay có tài sản bảo đảm là cổ phiếu STB (theo Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của KienlongBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt).

Ông Nguyễn Văn Lê rời ghế Tổng Giám đốc SHB sau hơn 20 năm gắn bó

Trước thềm năm Dần nhìn lại năm tuổi của 6 sếp ngân hàng tuổi Sửu: 1 người lên Phó thống đốc, 2 người trở thành chủ tịch, 1 người rời ghế CEO, 4 ngân hàng KQKD ấn tượng - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Văn Lê - Nguyên Tổng Giám đốc SHB.

Năm 2021 cũng chứng khiến sự thay đổi lớn trong sự nghiệp của một ''banker'' tuổi sửu nổi tiếng là ông Nguyễn Văn Lê – Nguyên Tổng Giám đốc SHB. Theo đó, ông Lê đã chính thức rời ghế Tổng Giám đốc SHB từ ngày 4/8/2021 sau hơn 22 năm đảm nhiệm cương vị này.

Ông Nguyễn Văn Lê sinh năm 1973 (Quý Sửu), là Tiến sỹ kinh tế với gần 30 năm kinh nghiệm công tác và quản lý trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ông Nguyễn Văn Lê bắt đầu giữ chức Tổng Giám đốc SHB từ năm 1999 khi mới 26 tuổi; và là một trong những cá nhân giữ chức vụ này của một ngân hàng lâu nhất tại Việt Nam.

Trong thời gian gắn bó với SHB, ông đã đưa ngân hàng này đạt nhiều thành tựu nổi bật, bước qua nhiều giai đoạn phát triển và chuyển mình mạnh mẽ. Đặc biệt phải kể đến thương vụ nhận sáp nhập thành công Habubank trở thành thương vụ điển hình trong đề án tái cấu trúc của hệ thống ngân hàng, sáp nhập công ty tài chính cổ phần Vinaconex – Viettel…

Năm Sửu ''mờ nhạt'' của Chủ tịch Eximbank Yasuhiro Saitoh

Trước thềm năm Dần nhìn lại năm tuổi của 6 sếp ngân hàng tuổi Sửu: 1 người lên Phó thống đốc, 2 người trở thành chủ tịch, 1 người rời ghế CEO, 4 ngân hàng KQKD ấn tượng - Ảnh 5.

Chủ tịch Eximbank Yasuhiro Saitoh.

Ông Yasuhiro Saitoh sinh năm 1961 (Tân Sửu), quốc tịch Nhật Bản là người nước ngoài duy nhất đảm nhiệm chức vụ chủ tịch một ngân hàng Việt Nam. Ông là Cử nhân Khoa học tại Nhật Bản, cử nhân Chuyên ngành Nhân học văn hóa.

Ông Yasuhiro Saitoh chính thức giữ chức Chủ tịch HĐQT Eximbank từ tháng 6/2020 sau khi ông Cao Xuân Ninh thôi nhiệm.

Ông Yasuhiro Saitoh từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại một số quỹ đầu tư tại Nhật Bản, sau đó làm Phó Chủ tịch thường trực Uỷ ban quản lý rủi ro, Ủy viên Hội đồng Đầu tư Tài chính, Ủy viên Hội đồng Tín dụng Trung ương Eximbank. Đến tháng 6/2017, ông được bầu giữ vị trí Phó Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2015-2020.

Trước khi đảm nhiệm cương vị cao nhất tại Eximbank, ông Yasuhiro Saitoh là người đại diện của Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) – cổ đông chiến lược, hiện nắm giữ 15% cổ phần Eximbank. Tuy nhiên, từ kể từ ngày 9/12/2019, ông không còn là người đại diện theo ủy quyền của SMBC tại Eximbank.

Eximbank đã trải quả một năm khá nhạt nhòa dưới sự điều hành của Chủ tịch Yasuhiro Saitoh khi ngân hàng này liên tiếp tổ chức bất thành đại hội cổ đông. Trong bối cảnh đó, lợi nhuận ngân hàng đã đi xuống rõ rệt với lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 1.205 tỷ đồng, giảm hơn 10% so với năm trước.

Thêm một năm thành công của ''nữ tướng'' Nguyễn Đức Thạch Diễm

Trước thềm năm Dần nhìn lại năm tuổi của 6 sếp ngân hàng tuổi Sửu: 1 người lên Phó thống đốc, 2 người trở thành chủ tịch, 1 người rời ghế CEO, 4 ngân hàng KQKD ấn tượng - Ảnh 6.

Tổng Giám đốc Sacombank Nguyễn Đức Thạch Diễm.

2021 tiếp tục là một năm ''rực rỡ'' của bà Nguyễn Đức Thạch Diễm trên cương vị Tổng Giám đốc Sacombank. Sau gần 5 năm tập trung tái cơ cấu, dưới sự chèo lái của ''thuyền trưởng'' Nguyễn Đức Thạch Diễm, Sacombank đã xử lý dứt điểm phần lớn các vấn đề tồn tại, vượt tiến độ các mục tiêu trọng yếu và đang bứt phá để hoàn thành trước thời hạn của Đề án.

Bà Diễm sinh năm 1973 (Quý Sửu) là một trong số ít phụ nữ đảm nhiệm vai trò Tổng Giám đốc trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Bà bắt đầu công tác tại Sacombank từ năm 2002, từng đảm nhiệm các công việc thuộc mảng kế toán, tín dụng, dịch vụ khách hàng, khách hàng doanh nghiệp, kiểm tra kiểm soát nội bộ, xử lý nợ và đã có 12 năm ở vai trò quản lý, điều hành.

Trước khi đứng đầu Ban điều hành ngân hàng, bà Diễm là Phó Tổng Giám đốc phụ trách thu hồi nợ, một trong những hoạt động trọng yếu đang được Sacombank tập trung thực hiện theo định hướng của Đề án tái cơ ngân hàng sau sáp nhập đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Sacombank bổ nhiệm bà Diễm giữ chức vụ Quyền Tổng giám đốc ngân hàng kể từ ngày 3/7/2017.

https://cafef.vn/truoc-them-nam-dan-nhin-lai-nam-tuoi-cua-6-sep-ngan-hang-tuoi-suu-1-nguoi-len-pho-thong-doc-2-nguoi-tro-thanh-chu-tich-1-nguoi-roi-ghe-ceo-4-ngan-hang-kqkd-an-tuong-20220130171140321.chn

Quốc Thụy - Ngọc Phương

Trí Thức Trẻ

Xem thêm: 0753513113102202-gnout-na-dkqk-gnah-nagn-4-oec-ehg-ior-iougn-1-hcit-uhc-hnaht-ort-iougn-2-cod-gnoht-ohp-nel-iougn-1-uus-iout-gnah-nagn-pes-6-auc-iout-man-ial-nihn-nad-man-meht-court/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trước thềm năm Dần nhìn lại năm tuổi của 6 sếp ngân hàng tuổi Sửu: 1 người lên Phó thống đốc, 2 người trở thành chủ tịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools