vĐồng tin tức tài chính 365

Đàn cá tra hàng nghìn con kéo nhau đến 'ăn nhờ ở đậu' người đưa đò

2022-01-31 15:55
Đàn cá tra hàng nghìn con kéo nhau đến ăn nhờ ở đậu người đưa đò - Ảnh 1.

Đàn cá kéo đến đông tại bến đò trước cửa nhà ông Xuyến để 'ăn nhờ ở đậu' - Ảnh: HOÀI THƯƠNG

Ngày 31-1, ông Phan Văn Xuyến - 58 tuổi, ngụ xã Mỹ Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang - cho biết những ngày này nhiều người dân hiếu kỳ trong và ngoài tỉnh Tiền Giang đổ xô về nhà ông để xem đàn cá tra tự nhiên, hàng ngàn con kéo đến sống trước bến đò Kênh Ba của nhà ông.

Đây là chuyện lạ xảy ra ở đoạn kênh này. 

Ông Xuyến cho biết năm 2019 vợ chồng ông đưa đò phát hiện đàn cá bằng ngón tay cỡ khoảng vài chục con cứ bơi quanh quẩn dưới mé sông trước nhà.

Thấy vậy, vợ ông Xuyến lấy cơm nguội cho cá ăn, lâu dần thành thói quen, đàn cá kéo đến mỗi lúc một đông và dường như chúng cũng xem bến đò này là ngôi nhà thứ hai của chúng.

Mới đầu đàn cá kéo đến có khoảng vài trăm con thôi, kích cỡ chừng đầu ngón tay, khá nhát không dám bơi vào bờ. Vợ chồng ông Xuyến lấy cơm nguội rải xa xa cho chúng ăn, vài ngày sau đó chúng "rủ" thêm bạn bè tới nữa. Vợ chồng ông thấy vậy mới đi mua thức ăn viên cho ăn thêm, chứ cơm nguội không đủ để chúng ăn.

Theo ông Xuyến, trước giờ ở đây không có ai nuôi cá tra và ông cũng không nghe chỗ nào vỡ ao cá, khác biệt nữa tại khúc sông này có 2 bến đò nhưng chúng chỉ trú ngụ ở bến đò nhà ông. Ban ngày chúng bơi ra giữa sông ăn rau củ, đến khoảng 5h chiều vợ chồng ông sẽ cho chúng ăn cữ xế chiều.

Cách gọi đàn cá rất đơn giản, ông Xuyến chỉ cần lấy cây gõ gõ vào thành đò là đàn cá tự khắc bơi về, há mồm chờ đợi được cho ăn.

Đàn cá tra hàng nghìn con kéo nhau đến ăn nhờ ở đậu người đưa đò - Ảnh 2.

Đàn cá kéo đến đông tại bến đò trước cửa nhà ông Xuyến để "ăn nhờ ở đậu" - Ảnh: HOÀI THƯƠNG

Đàn cá của ông Xuyến khôn dữ lắm, chúng chỉ bơi quanh phạm vi cách nhà ông khoảng 50m trở lại thôi. Phà này có hai điểm qua lại nhưng chúng chưa bao giờ bơi qua điểm đối diện kiếm ăn.

Không để đàn cá chịu đói, gia đình ông lái đò quyết trích một phần thu nhập mỗi ngày mua thức ăn cho cá. Một ngày ông Xuyến lái đò kiếm được khoảng 300.000 đồng, phân nửa ông để dành chi tiêu cho hai vợ chồng, số còn lại ông mua thức ăn cho đàn cá.

Đàn cá bất thình lình xuất hiện khiến gia đình ông Xuyến và khách đi đò có thêm niềm vui, song song đó vẫn có nhiều kẻ xấu lợi dụng lúc chủ đò đi vắng ra tay sát hại đàn cá.

Để bảo vệ cá, mỗi đêm ông Xuyến đều ngủ trên đò, xung quanh bến ông còn nuôi lục bình, xây hàng rào tre để làm chỗ cho cá ở. Ấy vậy mà đã không ít lần ông Xuyến bắt gặp có người đến chích điện, thả lưới, cắm câu đàn cá.

Đàn cá tra hàng nghìn con kéo nhau đến ăn nhờ ở đậu người đưa đò - Ảnh 3.

Ông Phan Văn Xuyến cho đàn cá tra tự nhiên ăn - Ảnh: HOÀI THƯƠNG

Suốt 2 năm ròng, trải qua nhiều lần bị bắt trộm số lượng cá đã giảm đi khá nhiều và chúng cũng nhát hơn lúc trước.

Ước tính chỉ còn khoảng 5 tấn cá. Dù vậy vẫn có những con cá nhỏ "di cư" đến đây. Có lẽ chúng cũng cảm nhận được nơi đây chính là bến đỗ an toàn.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về việc này, ông Phạm Quang Tuyến - chủ tịch UBND xã Mỹ Trung, huyện Cái Bè - cho biết ông Xuyến làm nghề chạy đò, gia đình ông thuộc hộ trung bình khá. Đàn cá này không biết từ đâu tự nhiên đến ở tại bến đò của ông Xuyến được khoảng 2 năm nay.

"Lúc trước có một số ghe cào chạy ngang có cào, nhưng sau này biết được nên đã không cào khúc bến đò của ông Xuyến. Địa phương cũng đã có chỉ đạo lực lượng chức năng hỗ trợ ông Xuyến bảo vệ đàn cá tự nhiên này tốt nhất nếu có thể làm"- ông Tuyến nói.

Chi tiền triệu nuôi đàn cá hàng ngàn con kéo đến sống trên kênh Thần NôngChi tiền triệu nuôi đàn cá hàng ngàn con kéo đến sống trên kênh Thần Nông

TTO - Nhiều ngày qua, người dân trong và ngoài tỉnh An Giang đổ xô về nhà ông Trần Văn Đặng để xem đàn cá tra tự nhiên hàng ngàn con kéo đến sống trước bến sông nhà ông. Đây là chuyện lạ xảy ra ở đoạn kênh này.

Xem thêm: mth.85435530113102202-od-aud-iougn-uad-o-ohn-na-ned-uahn-oek-noc-nihgn-gnah-art-ac-nad/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đàn cá tra hàng nghìn con kéo nhau đến 'ăn nhờ ở đậu' người đưa đò”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools