vĐồng tin tức tài chính 365

Thị trường chứng khoán bước vào năm mới 2023 với kỳ vọng khả quan

2023-01-02 10:15

Giới phân tích cho rằng, sau một năm vận động trong xu hướng giảm (downtrend), đã làm mặt bằng giá cổ phiếu giảm mạnh và trở nên hấp dẫn hơn, mặc dù thị trường trong năm tới sẽ còn phải đối diện với nhiều thách thức.

VN-Index giảm 32,8% trong năm 2022

Thị trường chứng khoán bước vào năm mới 2023 với kỳ vọng khả quan - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa - Ảnh: nguoiduatin)

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), thị trường chứng khoán Việt Nam đã kết thúc một năm giao dịch đầy biến động với kết quả kém khả quan, nhưng ở những tuần cuối năm một số tín hiệu tích cực bắt đầu hình thành để có thể hy vọng thị trường bước vào năm mới 2023 với kỳ vọng khả quan hơn.

Về diễn biến thị trường tuần qua (từ 26 - 30/12), chỉ số VN-Index đi xuống cùng với thanh khoản sụt giảm và thấp hơn mức trung bình của 20 phiên gần nhất. Điều này phản ánh tâm lý nghỉ Tết Dương lịch sớm của nhà đầu tư.

Kết thúc tuần giao dịch cuối cùng năm 2022 (từ 26 - 30/12), VN-Index giảm 13,25 điểm xuống 1.007,09 điểm. Như vậy, VN-Index đã giảm 32,8% trong năm 2022. Trong khi HNX-Index tăng rất nhẹ 0,01 điểm trong tuần qua để kết thúc năm ở mức 205,31 điểm.

Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 34,4% so với tuần trước đó xuống 45.855 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 35,8% xuống 2.574 triệu cổ phiếu. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 26,4% xuống 4.594 tỷ đồng, tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 28,2% xuống 322 triệu cổ phiếu.

Thị trường điều chỉnh trong tuần qua khiến cho phần lớn các nhóm ngành cổ phiếu đều sụt giảm. Nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu giảm mạnh nhất với 2,1% giá trị vốn hóa. Cụ thể, các cổ phiếu thép như HSG giảm 2,1%, HPG giảm 1,9%, NKG giảm 1,2%... và cổ phiếu hóa chất như DGC giảm 0,2%, CSV giảm 1,6%, DCM giảm 4,7%...

Cổ phiếu ngành dịch vụ tiêu dùng giảm mạnh thứ hai với 2% giá trị vốn hóa, chủ yếu do sự sụt giảm của cổ phiếu các doanh nghiệp bán lẻ như MWG giảm 6,3%, DGW giảm 4,2%, FRT giảm 2,8%.

Ngành tài chính giảm 1,6% giá trị vốn hóa. Theo đó, cổ phiếu bất động sản như HPX giảm 9,8%, NVL giảm 7,3%, VIC giảm 2,4%. Cổ phiếu chứng khoán với HCM giảm 5,7%, VND giảm 3,6%, SSI giảm 3,3%, VCI giảm 2,9%.

Cổ phiếu ngân hàng giảm 1,2% giá trị vốn hóa, gây nên áp lực cho thị trường chung, với các mã tiêu biểu như TCB giảm 6,3%, ACB giảm 3,9%, MBB giảm 3,7%, VPB giảm 2,5%, CTG giảm 1,4%. Cổ phiếu hàng tiêu dùng giảm 0,9% giá trị vốn hóa và cổ phiếu công nghệ thông tin giảm 0,6%.

Chiều ngược lại, nhóm dược phẩm và y tế tăng 1% giá trị vốn hóa và dầu khí tăng 0,8%.

Khối ngoại có tuần mua ròng thứ 8 liên tiếp trên hai sàn với tổng cộng giá trị mua ròng đạt 2.283,77 tỷ đồng. Xét theo khối lượng ròng, HPG là mã chứng khoán được mua ròng nhiều nhất với 19,9 triệu cổ phiếu. Tiếp theo là STB và VND với lần lượt 11 triệu cổ phiếu và 9,1 triệu cổ phiếu. Ở chiều ngược lại, PDR là mã chứng khoán bị bán ròng nhiều nhất với 8,2 triệu cổ phiếu.

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS), những tín hiệu tích cực với thị trường đó là việc khối nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua ròng; nhiều cổ phiếu chủ chốt đã bước vào giai đoạn tích lũy chờ thời cơ; VN-Index giữ được mốc hỗ trợ tâm lý 1.000 điểm và có thể hy vọng thị trường sẽ thoát được kênh downtrend (xu hướng giảm) trong thời gian tới nếu VN-Index tiếp tục vận động trên 1.000 điểm thêm một thời gian nữa.

Tuy nhiên, SHS cho rằng, với những diễn biến như hiện tại, sự vận động của VN-Index chưa có nhiều cơ hội trong ngắn hạn. VN-Index vẫn đang vận động trong kênh downtrend trung hạn nên khả năng giảm điểm vẫn có thể xảy ra. Do đó, với nhà đầu tư ngắn hạn giai đoạn này nên hết sức cẩn trọng trong việc giải ngân, cơ hội giải ngân chỉ đến khi VN-Index tiếp tục duy trì được trên 1.000 điểm thêm một khoảng thời gian nữa để thoát khỏi kênh downtrend.

Với góc nhìn trung - dài hạn, rõ ràng sau một năm vận động trong downtrend đã làm mặt bằng giá cổ phiếu giảm mạnh và trở nên hấp dẫn hơn, mặc dù thị trường trong năm tới sẽ còn phải đối diện với nhiều thách thức như lãi suất tăng cao, nguồn tiền rẻ cạn dần, kinh tế toàn cầu vẫn chưa có tín hiệu tích cực..., nhưng mặt bằng giá cổ phiếu đã chiết khấu về mức hấp dẫn như hiện tại sẽ mở ra những cơ hội đầu tư nắm giữ trung dài hạn thực sự hấp dẫn.

Việc lựa chọn danh mục cổ phiếu đầu tư trung dài hạn cần tiến hành cẩn trọng và kỹ lưỡng, nhà đầu tư nên tập trung vào các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, các cổ phiếu dẫn đầu ngành và vẫn duy trì được tăng trưởng lợi nhuận và tiếp tục có kỳ vọng tăng trưởng trong năm tới, SHS khuyến nghị.

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) cho biết, về góc nhìn vĩ mô trong năm vừa qua, GDP năm 2022 tăng 8,02% (quý I tăng 5,05%; quý II tăng 7,83%; quý III tăng 13,71%; quý IV tăng 5,92%) do nền kinh tế hồi phục tăng trưởng trở lại sau dịch trên nền thấp của năm 2021.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2022 giảm 0,01% so với tháng trước, tăng 4,55% so với tháng 12/2021. CPI bình quân quý IV/2022 tăng 4,41% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2022, CPI tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2022 tăng 2,59% so với năm 2021. Tuy vậy, lạm phát cơ bản tăng 4,99% so với cùng kỳ.

Năm 2022 chứng kiến áp lực đến từ các cân đối kinh tế vĩ mô trong nước là tỷ giá và lãi suất. Mặc dù vậy, tỷ giá đã cho tín hiệu hạ nhiệt từ vùng đỉnh. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2022 giảm 2,6% so với tháng trước và tăng 5% so với cùng kỳ năm 2021. Mặt bằng lãi suất huy động tính từ đầu năm tới nay đã tăng khoảng 220-260 điểm cơ bản.

Tính đến thời điểm 21/12/2022, tổng phương tiện thanh toán tăng 3,85% so với cuối năm 2021 (cùng thời điểm năm 2021 tăng 8,31%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 5,99% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 7,73%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 12,87% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 12,53%)

Nhận định diễn biến thị trường VCBS cho hay, dưới góc nhìn kỹ thuật, lực cầu đã phần nào quay trở lại tại vùng hỗ trợ cứng 1.000 điểm của VN-Index. Đồng thời, chỉ báo kỹ thuật cũng cho thấy thị trường có thể có 1 nhịp hồi phục nhẹ xuất hiện vào tuần giao dịch đầu tiên của năm mới.

Thanh khoản thị trường những ngày cuối năm sụt giảm mạnh nhưng cũng không đáng ngại khi đây là hiện tượng thường thấy ở các kỳ nghỉ lễ. Xu hướng VN-Index thời gian tới khả năng cao sẽ tiếp tục nhịp phục hồi hướng tới kháng cự mạnh gần nhất quanh khu vực 1.025 - 1.030 điểm.

Tuy vậy, VCBS vẫn khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục duy trì sự thận trọng, kiên nhẫn chờ đợi phản ứng của thị trường trong phiên và chủ động hiện thực hóa lợi nhuận từng phần đối với danh mục cổ phiếu đã bắt đáy thành công trong 2 phiên ngày 26 - 27/12/2022.

Chứng khoán thế giới đi xuống

Thị trường chứng khoán Việt Nam đi xuống trong tuần qua và năm qua cũng khá tương đối với các thị trường chứng khoán trên thế giới.

Theo đó, chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối cùng của năm 2022 giảm điểm, khép lại năm qua với mức giảm kỷ lục do chính sách tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát, những lo ngại về suy thoái, xung đột giữa Nga và Ukraine và sự gia tăng về số ca mắc COVID-19 tại Trung Quốc.

Chốt phiên 30/12, chỉ số Dow Jones giảm 0,22% xuống 33.147,25 điểm, chỉ số S&P 500 giảm 0,25% xuống 3.839,5 điểm và chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,11% xuống 10.466,48 điểm.

Cả ba chỉ số chính trên phố Wall đều giảm năm đầu tiên kể từ năm 2018, khi chính sách tiền tệ nới lỏng kết thúc, với việc FED tăng lãi suất với tốc độ mạnh nhất kể từ những năm 1980.

Chỉ số S&P 500 giảm 19,4% trong năm nay, khi giá trị thị trường mất gần 8.000 tỷ USD, chỉ số Nasdaq Composite giảm 33,1%, trong khi chỉ số Dow Jones giảm 8,9%.

Mức giảm tính theo phần trăm của cả ba chỉ số là mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, chủ yếu do giá các cổ phiếu tăng trưởng giảm mạnh, trước lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng mạnh lãi suất sẽ khiến lợi suất trái phiếu của Mỹ tăng.

Mối quan tâm của các nhà đầu tư trong năm 2023 hướng đến triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp, với lo ngại gia tăng về nguy cơ suy thoái.

Tuy nhiên, các dấu hiệu cho thấy sự ổn định của kinh tế Mỹ đưa đến khả năng lãi suất vẫn tiếp tục tăng, dù sức ép lạm phát giảm có thể cho phép FED tăng lãi suất với tốc độ chậm hơn.

Đại diện của công ty quản lý đầu tư Global Customized Wealth, ông David Bizer nhận định những diễn biến trên thị trường chứng khoán năm qua chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các quyết sách của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ. Thị trường vẫn đang nỗ lực dự đoán thời điểm FED sẽ tăng lãi suất, tốc độ và mức độ tăng.

Với mức giảm 0,5% trong ngày 30/12, chứng khoán châu Âu sẽ giảm 12% trong năm nay. Tại Anh, dù đã giảm 0,2% trong phiên giao dịch ngày 30/12, chỉ số FTSE 100 đang trên đà phục hồi với mức tăng hơn 1% trong cả năm. Chỉ số MSCI của khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngoài Nhật Bản đã tăng 0,38% trong phiên giao dịch cùng ngày, nhưng có nguy cơ giảm 19% trong cả năm, mức thấp nhất kể từ năm 2008.

Theo hãng tin Kyodo, chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm tổng cộng 9,4% trong cả năm 2022, là lần giảm đầu tiên trong 4 năm qua. Tại Trung Quốc, chỉ số CSI 300 đã tăng 0,4% trong ngày, nhưng lại giảm 22% trong năm 2022.

Tương tự, chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) tăng 0,2% trong phiên giao dịch cuối, nhưng cả năm lại giảm tới 16%.

Chứng khoán Việt có nhiều điểm tựa để phát triểnChứng khoán Việt có nhiều điểm tựa để phát triển

VTV.vn - Theo ông Phạm Hồng Sơn, với thị trường chứng khoán Việt Nam, chúng ta vẫn có những yếu tố tích cực, kỳ vọng sẽ tạo động lực hỗ trợ cho thị trường hồi phục và tăng trưởng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.30722448020103202-nauq-ahk-gnov-yk-iov-3202-iom-man-oav-coub-naohk-gnuhc-gnourt-iht/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thị trường chứng khoán bước vào năm mới 2023 với kỳ vọng khả quan”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools