vĐồng tin tức tài chính 365

Hà Lệ Diễm: Nhà làm phim như người thợ gốm

2023-01-03 13:02
Hà Lệ Diễm Đạo diễn Phim Việt vào top 15 ở Oscar: Nhà làm phim như người thợ gốm - Ảnh 1.

Hình ảnh trong phim Children of the Mist (Những đứa trẻ trong sương) của Hà Lệ Diễm - Ảnh: VARAN


Tuổi Trẻ đối thoại với Hà Lệ Diễm, nữ đạo diễn 31 tuổi với niềm say mê dòng phim tài liệu trực tiếp, dấn thân và giàu cảm xúc.

Những đứa trẻ trong sương là phim tài liệu theo chân Di, cô bé người Mông ở Sa Pa, từ khi hơn 12 tuổi đến hơn 15 tuổi. Các cô bé người Mông thường kết hôn sớm, nhưng Di mong muốn được đi học.

Hà Lệ Diễm: Sương mù đẹp và cũng rất đáng sợ

* Tên phim Children of the Mist (Những đứa trẻ trong sương) rất giàu hình ảnh. Ngoài hình ảnh sương mù gắn với vùng đất Sa Pa, tên phim còn ý nghĩa gì?

- Tôi chọn tên Children of the Mist vì sương mù (mist) là một nhân vật của vùng đất đó, nó không bao giờ tan biến. Có những ngày sương mù rất đẹp nhưng cũng có những ngày nó rất đáng sợ.

Tôi nhớ khi còn đi học, nhà ở trên núi rất cao mà phải đi bộ, đường rất bé. Những ngày sương muối lạnh giá, sương mù xuống như một bức tường đặc quánh bao quanh và cao làm tôi tưởng không thể vượt qua được. 

Tôi sợ đến mức quay về nhà, nói dối để không phải đi học nữa. Nhưng rồi tôi cũng phải lấy hết can đảm để băng qua bức tường sương mù ấy. 

Nỗi sợ ấy rất giống nỗi sợ khi chúng ta phải lớn lên, khi chúng ta không biết thứ gì đợi mình phía trước.

Children of the Mist (2021) | Trailer | Hà Lệ Diễm

* Tại sao bạn chọn đề tài truyền thống kéo vợ của người Mông để làm phim?

- Ban đầu tôi muốn làm một bộ phim về tuổi thơ và vì sao nó biến mất. Tôi muốn quay những khoảnh khắc vui vui, đẹp đẹp, hài hước của cô bé Di và bạn bè, gia đình. 

Nhưng tự dưng chuyện kéo vợ lại xảy ra nên mọi chuyện thay đổi, không còn vui nữa. Tôi không muốn làm phim về chủ đề kéo vợ vì nếu làm thì tôi biết rất nhiều trường hợp kéo vợ, buôn bán phụ nữ. 

Khi sự việc kéo vợ xảy ra và vào phim tôi, tôi phải học cách kiểm soát, cân bằng nhưng cũng rất khó.

* Làm phim tài liệu trực tiếp, nhà làm phim luôn phải sẵn sàng với những tình huống bất ngờ, đưa phim đi theo một hướng khác như vậy?

- Nhiều khi mình không sẵn sàng nhưng phải tìm cách thỏa thuận, xoay xở trong tình huống đó. Giống như Di, khi việc kéo vợ xảy ra, cô bé phải lựa chọn theo truyền thống không hay quay trở lại trường học? 

Tôi cũng phải tìm cách làm việc với những tình huống khó khăn. Tôi đã quay Di từ năm 2017, trong ba năm rưỡi, từ khi cô bé hơn 12 tuổi đến năm hơn 15 tuổi. Hiện Di đã 18 tuổi rưỡi.

Hà Lệ Diễm Đạo diễn Phim Việt vào top 15 ở Oscar: Nhà làm phim như người thợ gốm - Ảnh 1. Hình ảnh trong phim Children of the Mist (Những đứa trẻ trong sương) của Hà Lệ Diễm - Ảnh: VARAN    Tuổi Trẻ đối thoại với Hà Lệ Diễm, nữ đạo diễn 31 tuổi với niềm say mê dòng phim tài liệu trực tiếp, dấn thân và giàu cảm xúc.  Những đứa trẻ trong sương là phim tài liệu theo chân Di, cô bé người Mông ở Sa Pa, từ khi hơn 12 tuổi đến hơn 15 tuổi. Các cô bé người Mông thường kết hôn sớm, nhưng Di mong muốn được đi học.  Hà Lệ Diễm: Sương mù đẹp và cũng rất đáng sợ * Tên phim Children of the Mist (Những đứa trẻ trong sương) rất giàu hình ảnh. Ngoài hình ảnh sương mù gắn với vùng đất Sa Pa, tên phim còn ý nghĩa gì?  - Tôi chọn tên Children of the Mist vì sương mù (mist) là một nhân vật của vùng đất đó, nó không bao giờ tan biến. Có những ngày sương mù rất đẹp nhưng cũng có những ngày nó rất đáng sợ.  Tôi nhớ khi còn đi học, nhà ở trên núi rất cao mà phải đi bộ, đường rất bé. Những ngày sương muối lạnh giá, sương mù xuống như một bức tường đặc quánh bao quanh và cao làm tôi tưởng không thể vượt qua được.   Tôi sợ đến mức quay về nhà, nói dối để không phải đi học nữa. Nhưng rồi tôi cũng phải lấy hết can đảm để băng qua bức tường sương mù ấy.   Nỗi sợ ấy rất giống nỗi sợ khi chúng ta phải lớn lên, khi chúng ta không biết thứ gì đợi mình phía trước.  * Tại sao bạn chọn đề tài truyền thống kéo vợ của người Mông để làm phim?  - Ban đầu tôi muốn làm một bộ phim về tuổi thơ và vì sao nó biến mất. Tôi muốn quay những khoảnh khắc vui vui, đẹp đẹp, hài hước của cô bé Di và bạn bè, gia đình.   Nhưng tự dưng chuyện kéo vợ lại xảy ra nên mọi chuyện thay đổi, không còn vui nữa. Tôi không muốn làm phim về chủ đề kéo vợ vì nếu làm thì tôi biết rất nhiều trường hợp kéo vợ, buôn bán phụ nữ.   Khi sự việc kéo vợ xảy ra và vào phim tôi, tôi phải học cách kiểm soát, cân bằng nhưng cũng rất khó.  * Làm phim tài liệu trực tiếp, nhà làm phim luôn phải sẵn sàng với những tình huống bất ngờ, đưa phim đi theo một hướng khác như vậy?  - Nhiều khi mình không sẵn sàng nhưng phải tìm cách thỏa thuận, xoay xở trong tình huống đó. Giống như Di, khi việc kéo vợ xảy ra, cô bé phải lựa chọn theo truyền thống không hay quay trở lại trường học?   Tôi cũng phải tìm cách làm việc với những tình huống khó khăn. Tôi đã quay Di từ năm 2017, trong ba năm rưỡi, từ khi cô bé hơn 12 tuổi đến năm hơn 15 tuổi. Hiện Di đã 18 tuổi rưỡi.   Poster Children of the Mist (Những đứa trẻ trong sương) của Hà Lệ Diễm - Ảnh: VARAN  Hà Lệ Diễm bảo đừng dùng từ hủ tục để nói về kéo vợ * Vì sao Hà Lệ Diễm  không muốn dùng từ "cướp vợ" hay "tảo hôn" khi nói về phim?  - Dùng từ kéo vợ là chính xác nhất trong trường hợp bộ phim của tôi vì người ta dùng tay để kéo Di về, còn cướp vợ là một hình thức khác phức tạp hơn.   Tôi cũng không muốn dùng từ hủ tục để công bằng với người Mông. Người Mông có một từ tiếng Mông dành cho kéo vợ, nếu dịch ra tiếng Việt là "phong tục tập quán". Họ không gọi là hủ tục nên người ngoài cũng không nên gọi như vậy.   Ngay cả trong cộng đồng người Mông cũng có những ý kiến khác nhau về phong tục tập quán này. Họ cũng tranh cãi nên giữ hay không giữ việc kéo vợ.  Những người lớn tuổi như bố mẹ Di rất bảo vệ phong tục của mình. Bố Di nghĩ việc kéo vợ mang lại công bằng cho xã hội người Mông, giúp đàn ông Mông nghèo có vợ.   Nó cũng giúp hai người yêu nhau mà bị phản đối có thể lấy nhau mà không cần sự đồng ý của bố mẹ. Khi kéo vợ, của hồi môn nhà trai dành cho nhà gái rất thấp, còn nếu hai bên gia đình cùng đồng ý thì tiền thách cưới lại rất cao.  Một phụ nữ lớn tuổi người Mông trong làng của Di tự hào vì thời trẻ từng bị đàn ông kéo đến 6, 7 lần. Có thể trải nghiệm ấy tệ lúc cô còn trẻ, bị kéo như một con lợn, bẩn hết quần áo.   Nhưng khi trải qua hết tất cả những chuyện đó, khi đã 50-60 tuổi, cô lại tự hào. Mẹ Di cũng cưới bố Di vì bị kéo. Mẹ Di nói người Mông tin rằng người đàn ông đầu tiên hỏi mình làm vợ là người tốt nhất, còn những người sau không tốt bằng.   Việc kéo vợ giúp phụ nữ có quyền lực trong xã hội. Nếu kết hôn vì bị kéo thì sau này, nếu chồng nghiện ngập hay đánh đập, vợ có quyền kiện cáo chồng với bố mẹ đẻ và bố mẹ chồng.  Nhưng những bạn trẻ tầm tuổi của Di và chính Di đều cảm thấy sợ việc kéo vợ. Trước khi bị kéo, Di không sợ vì cô chưa biết chuyện đó là như thế nào.   Nhưng khi đã bị kéo, Di rất sợ khi bị giành giật, bị kéo lê trên đường, rách và bẩn hết quần áo. Phim của tôi làm việc "Tại sao tuổi thơ lại biến mất?" chứ trong phim Di không tảo hôn.  * Hà Lệ Diễm  là cô gái dân tộc Tày quê ở Bắc Kạn. Cuộc sống của bạn có những điểm tương đồng và khác biệt gì với cô bé Di?  - Kể cả mình có bị kéo vợ hay không, có tảo hôn hay vẫn được đi học, cảm giác mình trở thành người lớn, không hiểu tại sao mình lại phải lớn lên - cảm giác đó vẫn vô cùng cô đơn và buồn kinh khủng.   Khi nhìn Di và bạn bè cô bé vui chơi hồn nhiên, tôi nghĩ đến một ngày cô bé sẽ phải trải qua cảm giác đó. Nên tôi muốn làm một bộ phim kể lại tất cả những sự cô đơn và buồn ấy, về tuổi trưởng thành.  * Đến nay cuộc sống của Di như thế nào?  - Sau khi phim hoàn thành, Di không đồng ý lấy người kéo mình và quyết định quay trở lại học ở trường nội trú tại Sa Pa.   Di nhận được học bổng của một tổ chức phi chính phủ ở Úc. Nhưng do COVID-19 nên trường học đóng cửa. Khi quay trở lại trường, Di gặp, yêu và cưới một bạn trai vừa học xong đại học.   Di ngưng học một thời gian vì lấy chồng, sinh con đầu lòng vào đầu năm nay. Cuộc hôn nhân của Di hạnh phúc, cô vừa quyết định trở lại trường học tiếp khi 18 tuổi rưỡi. Di lớn hẳn rồi, không còn trẻ con nữa.  Đạo diễn Phim Việt vào top 15 ở Oscar: Nhà làm phim như người thợ gốm - Ảnh 2. Hình ảnh trong phim Children of the Mist (Những đứa trẻ trong sương) của Hà Lệ Diễm - Ảnh: VARAN  Áp lực vào top 15 giải Oscar  * Ngay phim đầu tay, bạn đã đạt nhiều thành tựu quốc tế. Bạn có áp lực với những phim tiếp theo?  - Mọi người có thể kỳ vọng vào dự án tiếp theo nhưng với tôi, mỗi bộ phim có một số phận khác nhau. Không phim nào giống phim nào.   Tôi là người làm phim nên dù gì tôi vẫn sẽ làm phim tiếp theo. Chúng tôi giống như người thợ gốm, xong cái bình này thì đến cái bình khác.  * Cảm giác của bạn khi phim Children of the Mist vào vòng rút gọn (top 15) hạng mục Phim tài liệu của giải Oscar 2023?  - Nhận tin cũng vui một chút nhưng tôi thấy hơi mệt và áp lực. Quá trình bình chọn Oscar cũng giống như tranh cử, nhà phát hành sẽ có kế hoạch và thông báo cho tôi nhưng tôi biết sẽ có siêu nhiều việc để làm. Trong khi tôi vẫn đang làm tiếp phim sau và có những mối quan tâm khác.  * Phim sớm phát hành ở Việt Nam?  - Tình hình có vẻ ổn. Khoảng sau Tết và không muộn hơn hè năm sau, phim sẽ phát hành tại Việt Nam.  Tôi không phán xét nhân vật của mình * New York Times nhận xét bộ phim của Diễm là giữ được một góc nhìn không phán xét với các nhân vật. Làm thế nào bạn giữ được góc nhìn này, khi thực tế rất phức tạp?  - Lúc quay tôi cố gắng hiểu nên tôi dành rất nhiều thời gian lắng nghe. Vì thế mọi người cũng rất nỗ lực giải thích cho tôi là vì sao họ lại làm như thế.   Tôi không bao giờ nghĩ đến việc phán xét nhân vật của mình. Tôi yêu quý họ. Với gia đình Di, tôi cũng rất yêu quý họ nên tôi đối xử với họ tương tự. Tôi không bao giờ nghĩ "Tại sao mọi người lại tệ thế?".  Khi tôi học làm phim tài liệu, thầy tôi dạy rằng đừng coi nhân vật chỉ là nhân vật không thôi, hãy coi họ là những con người, những người thân của mình. Nếu mình chỉ coi họ là nhân vật, bộ phim sẽ khô khan, không có tình cảm.  Khi phim chiếu ở nước ngoài, họ nói tôn trọng dù hơi sợ khi thấy một cô bé bị kéo vợ. Còn ở Việt Nam, tôi sợ là sẽ tạo ra những góc nhìn khác nhau.   Trong khi người Mông cũng đang tranh luận nên giữ hay không giữ, chúng ta đừng gây những áp lực quá lớn lên một phong tục để họ phải đưa ra những quyết định vội vàng.  Nữ đạo diễn tuổi 31   Hà Lệ Diễm  Hà Lệ Diễm, sinh năm 1992, là người dân tộc Tày, tốt nghiệp khoa báo chí và truyền thông Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, học làm phim tài liệu tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh TPD.   Trước phim tài liệu dài đầu tay Những đứa trẻ trong sương, cô có phim ngắn Con đi trường học từng đoạt giải Cánh diều bạc.  Việc vào top 15 ở Oscar nối dài chuỗi thành tựu đáng nhớ của phim Những đứa trẻ trong sương, sau giải Đạo diễn xuất sắc tại LHP tài liệu quốc tế Amsterdam, Phim tài liệu Đông Nam Á xuất sắc tại LHP Balimakarya, Giải thưởng lớn (Grand Prix) tại LHP Giáo dục của Pháp...  Ngô Thanh Vân: Hollywood khốc liệt lắm!Ngô Thanh Vân: Hollywood khốc liệt lắm! "Hollywood là một thế giới hoàn toàn khác. "Chiến tranh" ở ngoài đó lớn hơn tại đây nhiều. Để cất được tiếng nói khiến người ta ngoảnh đầu lại nghe thôi đã là cả một quá trình phấn đấu rồi. Hollywood khốc liệt lắm" - Ngô Thanh Vân nói.

Poster Children of the Mist (Những đứa trẻ trong sương) của Hà Lệ Diễm - Ảnh: VARAN

Hà Lệ Diễm bảo đừng dùng từ hủ tục để nói về kéo vợ

* Vì sao Hà Lệ Diễm  không muốn dùng từ "cướp vợ" hay "tảo hôn" khi nói về phim?

- Dùng từ kéo vợ là chính xác nhất trong trường hợp bộ phim của tôi vì người ta dùng tay để kéo Di về, còn cướp vợ là một hình thức khác phức tạp hơn. 

Tôi cũng không muốn dùng từ hủ tục để công bằng với người Mông. Người Mông có một từ tiếng Mông dành cho kéo vợ, nếu dịch ra tiếng Việt là "phong tục tập quán". Họ không gọi là hủ tục nên người ngoài cũng không nên gọi như vậy. 

Ngay cả trong cộng đồng người Mông cũng có những ý kiến khác nhau về phong tục tập quán này. Họ cũng tranh cãi nên giữ hay không giữ việc kéo vợ.

Những người lớn tuổi như bố mẹ Di rất bảo vệ phong tục của mình. Bố Di nghĩ việc kéo vợ mang lại công bằng cho xã hội người Mông, giúp đàn ông Mông nghèo có vợ. 

Nó cũng giúp hai người yêu nhau mà bị phản đối có thể lấy nhau mà không cần sự đồng ý của bố mẹ. Khi kéo vợ, của hồi môn nhà trai dành cho nhà gái rất thấp, còn nếu hai bên gia đình cùng đồng ý thì tiền thách cưới lại rất cao.

Một phụ nữ lớn tuổi người Mông trong làng của Di tự hào vì thời trẻ từng bị đàn ông kéo đến 6, 7 lần. Có thể trải nghiệm ấy tệ lúc cô còn trẻ, bị kéo như một con lợn, bẩn hết quần áo. 

Nhưng khi trải qua hết tất cả những chuyện đó, khi đã 50-60 tuổi, cô lại tự hào. Mẹ Di cũng cưới bố Di vì bị kéo. Mẹ Di nói người Mông tin rằng người đàn ông đầu tiên hỏi mình làm vợ là người tốt nhất, còn những người sau không tốt bằng. 

Việc kéo vợ giúp phụ nữ có quyền lực trong xã hội. Nếu kết hôn vì bị kéo thì sau này, nếu chồng nghiện ngập hay đánh đập, vợ có quyền kiện cáo chồng với bố mẹ đẻ và bố mẹ chồng.

Nhưng những bạn trẻ tầm tuổi của Di và chính Di đều cảm thấy sợ việc kéo vợ. Trước khi bị kéo, Di không sợ vì cô chưa biết chuyện đó là như thế nào. 

Nhưng khi đã bị kéo, Di rất sợ khi bị giành giật, bị kéo lê trên đường, rách và bẩn hết quần áo. Phim của tôi làm việc "Tại sao tuổi thơ lại biến mất?" chứ trong phim Di không tảo hôn.

Hà Lệ Diễm chia sẻ rằng phim lọt top 15 là một áp lực với cô

Hà Lệ Diễm chia sẻ rằng phim lọt top 15 là một áp lực với cô

* Hà Lệ Diễm  là cô gái dân tộc Tày quê ở Bắc Kạn. Cuộc sống của bạn có những điểm tương đồng và khác biệt gì với cô bé Di?

- Kể cả mình có bị kéo vợ hay không, có tảo hôn hay vẫn được đi học, cảm giác mình trở thành người lớn, không hiểu tại sao mình lại phải lớn lên - cảm giác đó vẫn vô cùng cô đơn và buồn kinh khủng. 

Khi nhìn Di và bạn bè cô bé vui chơi hồn nhiên, tôi nghĩ đến một ngày cô bé sẽ phải trải qua cảm giác đó. Nên tôi muốn làm một bộ phim kể lại tất cả những sự cô đơn và buồn ấy, về tuổi trưởng thành.

* Đến nay cuộc sống của Di như thế nào?

- Sau khi phim hoàn thành, Di không đồng ý lấy người kéo mình và quyết định quay trở lại học ở trường nội trú tại Sa Pa. 

Di nhận được học bổng của một tổ chức phi chính phủ ở Úc. Nhưng do COVID-19 nên trường học đóng cửa. Khi quay trở lại trường, Di gặp, yêu và cưới một bạn trai vừa học xong đại học. 

Di ngưng học một thời gian vì lấy chồng, sinh con đầu lòng vào đầu năm nay. Cuộc hôn nhân của Di hạnh phúc, cô vừa quyết định trở lại trường học tiếp khi 18 tuổi rưỡi. Di lớn hẳn rồi, không còn trẻ con nữa.

Đạo diễn Phim Việt vào top 15 ở Oscar: Nhà làm phim như người thợ gốm - Ảnh 2.

Hình ảnh trong phim Children of the Mist (Những đứa trẻ trong sương) của Hà Lệ Diễm - Ảnh: VARAN

Áp lực vào top 15 giải Oscar

* Ngay phim đầu tay, bạn đã đạt nhiều thành tựu quốc tế. Bạn có áp lực với những phim tiếp theo?

- Mọi người có thể kỳ vọng vào dự án tiếp theo nhưng với tôi, mỗi bộ phim có một số phận khác nhau. Không phim nào giống phim nào. 

Tôi là người làm phim nên dù gì tôi vẫn sẽ làm phim tiếp theo. Chúng tôi giống như người thợ gốm, xong cái bình này thì đến cái bình khác.

* Cảm giác của bạn khi phim Children of the Mist vào vòng rút gọn (top 15) hạng mục Phim tài liệu của giải Oscar 2023?

- Nhận tin cũng vui một chút nhưng tôi thấy hơi mệt và áp lực. Quá trình bình chọn Oscar cũng giống như tranh cử, nhà phát hành sẽ có kế hoạch và thông báo cho tôi nhưng tôi biết sẽ có siêu nhiều việc để làm. Trong khi tôi vẫn đang làm tiếp phim sau và có những mối quan tâm khác.

* Phim sớm phát hành ở Việt Nam?

- Tình hình có vẻ ổn. Khoảng sau Tết và không muộn hơn hè năm sau, phim sẽ phát hành tại Việt Nam.

Tôi không phán xét nhân vật của mình

* New York Times nhận xét bộ phim của Diễm là giữ được một góc nhìn không phán xét với các nhân vật. Làm thế nào bạn giữ được góc nhìn này, khi thực tế rất phức tạp?

- Lúc quay tôi cố gắng hiểu nên tôi dành rất nhiều thời gian lắng nghe. Vì thế mọi người cũng rất nỗ lực giải thích cho tôi là vì sao họ lại làm như thế.

Tôi không bao giờ nghĩ đến việc phán xét nhân vật của mình. Tôi yêu quý họ. Với gia đình Di, tôi cũng rất yêu quý họ nên tôi đối xử với họ tương tự. Tôi không bao giờ nghĩ "Tại sao mọi người lại tệ thế?".

Khi tôi học làm phim tài liệu, thầy tôi dạy rằng đừng coi nhân vật chỉ là nhân vật không thôi, hãy coi họ là những con người, những người thân của mình. Nếu mình chỉ coi họ là nhân vật, bộ phim sẽ khô khan, không có tình cảm.

Khi phim chiếu ở nước ngoài, họ nói tôn trọng dù hơi sợ khi thấy một cô bé bị kéo vợ. Còn ở Việt Nam, tôi sợ là sẽ tạo ra những góc nhìn khác nhau.

Trong khi người Mông cũng đang tranh luận nên giữ hay không giữ, chúng ta đừng gây những áp lực quá lớn lên một phong tục để họ phải đưa ra những quyết định vội vàng.

Đạo diễn trẻ Hà Lệ Diễm

Đạo diễn trẻ Hà Lệ Diễm

Nữ đạo diễn tuổi 31 Hà Lệ Diễm

Hà Lệ Diễm, sinh năm 1992, là người dân tộc Tày, tốt nghiệp khoa báo chí và truyền thông Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, học làm phim tài liệu tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh TPD.

Trước phim tài liệu dài đầu tay Những đứa trẻ trong sương, cô có phim ngắn Con đi trường học từng đoạt giải Cánh diều bạc.

Việc vào top 15 ở Oscar nối dài chuỗi thành tựu đáng nhớ của phim Những đứa trẻ trong sương, sau giải Đạo diễn xuất sắc tại LHP tài liệu quốc tế Amsterdam, Phim tài liệu Đông Nam Á xuất sắc tại LHP Balimakarya, Giải thưởng lớn (Grand Prix) tại LHP Giáo dục của Pháp...

Ngô Thanh Vân: Hollywood khốc liệt lắm!Ngô Thanh Vân: Hollywood khốc liệt lắm!

"Hollywood là một thế giới hoàn toàn khác. "Chiến tranh" ở ngoài đó lớn hơn tại đây nhiều. Để cất được tiếng nói khiến người ta ngoảnh đầu lại nghe thôi đã là cả một quá trình phấn đấu rồi. Hollywood khốc liệt lắm" - Ngô Thanh Vân nói.

Xem thêm: mth.4560611130103202-mog-oht-iougn-uhn-mihp-mal-ahn-meid-el-ah/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hà Lệ Diễm: Nhà làm phim như người thợ gốm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools