vĐồng tin tức tài chính 365

“Đọc vị” nợ xấu 2023

2023-01-03 16:28

Ngân hàng Nhà nước cho biết, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống tổ chức tín dụng được kiểm soát ở mức an toàn (đến cuối tháng 10/2022 là 1,92%). Tuy nhiên, ngay từ đầu năm 2023, các dự báo vẫn nhận định là tăng mạnh và thực tế số liệu qua báo cáo tài chính các ngân hàng cũng cho thấy chiều hướng tăng. Bà có nhận định gì về câu chuyện này?

Thực tế, xu hướng nợ xấu trong hệ thống tăng lên đã được dự báo từ trước. Nguyên nhân là do Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN về việc giãn và hoãn nợ hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đã hết hiệu lực từ ngày 30/6/2022 và từ đó, nhiều khoản nợ xấu bắt đầu lộ dần. Số liệu được công bố bởi Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tỷ lệ nợ xấu nội bảng từ mức 1,4% cuối tháng 3/2022 đã tăng lên 1,9% vào tháng 8/2022 và 1,92% vào tháng 10/2022.

Cũng theo báo cáo gửi lên Quốc hội của Ngân hàng Nhà nước vào tháng 8/2022, tổng tỷ lệ nợ xấu, nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) chưa xử lý và các khoản nợ tiềm ẩn của hệ thống tổ chức tín dụng đạt xấp xỉ 5%, giảm mạnh so với mức 6,3% cuối năm 2021. Thời gian qua, toàn ngành ngân hàng đã thực hiện quyết liệt các biện pháp thu hồi nợ, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh. Vì vậy, tôi cho rằng, tỷ lệ nợ xấu ở thời điểm này vẫn ở mức an toàn và trong vòng kiểm soát.

“Đọc vị” nợ xấu 2023 ảnh 1

Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán VNDirect

Bên cạnh đó, chất lượng tài sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã được nâng cao đáng kể, thể hiện qua tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Vào thời điểm cuối quý III/2022, nhiều ngân hàng quyết liệt trích lập dự phòng để đưa tỷ lệ bao nợ xấu lên mức trên 200%, thậm chí là hơn 400%. Hầu hết ngân hàng cũng cho biết, đã thực hiện việc trích 100% cho các khoản nợ được cơ cấu trong chính sách hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng dịch. Tỷ lệ LLR cao sẽ giúp bảo đảm chất lượng tài sản của các ngân hàng ngay cả trong trường hợp các khoản nợ tái cơ cấu do Covid trở thành nợ xấu.

Tuy nhiên, hiện có sự phân hóa khá rõ nét giữa các nhóm ngân hàng. Bên cạnh những ngân hàng ghi nhận chất lượng tài sản vượt trội khi tỷ lệ bao nợ xấu đạt trên 200%, tỷ lệ nợ xấu dưới 2% thì cũng có một số trường hợp rơi vào tình trạng đáng báo động khi tỷ lệ nợ xấu tăng vọt, có ngân hàng lên tới hơn 10%. Đây là điều các cơ quan chức năng cần lưu tâm và sớm có biện pháp khắc phục.

Thị trường bất động sản đang chững lại, theo bà, điều này ảnh hưởng thế nào tới Đề án Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 (Quyết định 689/QĐ-TTg)?

Theo Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu nội bảng từ mức 1,4% cuối tháng 3/2022 đã tăng lên 1,9% vào tháng 8/2022 và 1,92% vào tháng 10/2022.

Sau khi Quyết định số 689/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 được ban hành, ngày 26/8/2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 5962/NHNN-TTGSNH yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14. Theo đó, phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho VAMC chưa được xử lý, thu hồi và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu ở mức dưới 3%.

Kể từ khi ban hành vào năm 2017, Nghị quyết 42 đã mang lại hiệu quả rõ nét cho ngành ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước trong tháng 8/2022, lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/8/2022, công tác xử lý nợ xấu toàn hệ thống theo Nghị quyết 42 đạt 404.100 tỷ đồng. Bình quân nợ xấu được xử lý đạt trung bình khoảng 5.660 tỷ đồng/tháng, cao hơn khoảng 2.140 tỷ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tại thời điểm trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực.

Nhờ những nỗ lực định hướng của Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực bất động sản chỉ ở mức 12%/năm trong giai đoạn 2020-2021, thấp hơn tăng trưởng tín dụng vào nền kinh tế. Do đó, quy mô tín dụng bất động sản đã giảm từ mức 28% trong giai đoạn 2010-2011 xuống còn 20% tổng dư nợ vào cuối năm 2021, trước khi nhích lên 21% vào tháng 6/2022 khi thị trường sôi động.

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu bất động sản hiện vẫn ở mức thấp, nhưng điều đáng nói là 70- 80% tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại hệ thống ngân hàng hiện nay là bất động sản. Bên cạnh các biện pháp sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu thì phát mãi tài sản bảo đảm, bán nợ theo cơ chế thị trường vẫn là những biện pháp chính trong quá trình xử lý nợ xấu. Vì vậy, có thể nói, khi thị trường bất động sản gặp khó khăn, thanh khoản giảm, chắc chắn công tác xử lý nợ xấu cũng sẽ gặp trở ngại đáng kể.

Dự báo về nợ xấu năm 2023, bà có nhận định gì?

Tôi cho rằng, trong năm 2023, áp lực nợ xấu tăng vẫn lớn và việc thị trường bất động sản chững lại sẽ tác động tiêu cực lên chất lượng tài sản của các ngân hàng. Thêm vào đó, khả năng trả nợ của các doanh nghiệp khác ngoài lĩnh vực bất động sản cũng gặp khó khăn khi xuất khẩu bị ảnh hưởng do cầu thế giới suy giảm; cầu tiêu dùng trong nước tăng trưởng chậm khi hiệu ứng “mua sắm trả thù” sau dịch qua đi và khu vực sản xuất gặp khó.

Lãi suất tăng cao cũng gây áp lực lên khả năng trả nợ của doanh nghiệp và người dân. Ngoài ra, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa có dấu hiệu cải thiện sẽ hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn để tái cơ cấu các khoản vay của doanh nghiệp.

Trong năm 2022, trái phiếu địa ốc tác động rất mạnh đến câu chuyện nợ xấu của hệ thống ngân hàng, vấn đề này liệu có lặp lại trong năm 2023?

Khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm 2023 ước tính ở mức trên 300.000 tỷ, trong đó nhóm doanh nghiệp bất động sản và tài chính - ngân hàng chiếm lần lượt 30% và 40%. Đáng chú ý, khoảng 46.000 tỷ đồng trái phiếu địa ốc đáo hạn trong 6 tháng đầu năm 2023 sẽ là một thử thách lớn cho hệ thống ngân hàng. Việc đưa ra được giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp là rất cấp thiết trong thời điểm này.

Hiện tại, có một vài thông tin về các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho kênh trái phiếu doanh nghiệp, nhưng vẫn chưa được triển khai. Song, nếu có triển khai thì tôi cho rằng, các thành viên tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp (doanh nghiệp phát hành, doanh nghiệp tư vấn, nhà đầu tư…) cũng cần thời gian thích ứng. Vì vậy, trong nửa đầu năm 2023, nợ xấu sẽ có xu hướng gia tăng. Tình hình chỉ được cải thiện dần từ nửa cuối năm khi lãi suất hạ nhiệt và các biện pháp tạo dựng niềm tin cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát huy tác dụng.

Sàn giao dịch nợ xấu đã ra đời được hơn một năm, theo bà, liệu sàn này có phát huy được vai trò trong năm 2023?

Ngày 15/10/2021, Sàn giao dịch nợ VAMC chính thức đi vào hoạt động và được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tốc độ xử lý nợ nhanh hơn. Tuy nhiên, hiện sàn chỉ giao dịch các khoản nợ, không bao gồm giao dịch tài sản bảo đảm của các khoản nợ. Mảng giao dịch tài sản bảo đảm chỉ dừng ở chức năng tư vấn, môi giới.

Cụ thể, theo Quy chế tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch nợ đã được VAMC ban hành, sàn ra đời với 2 hoạt động trọng tâm. Thứ nhất là môi giới, mua bán các khoản nợ xấu, tức sàn sẽ làm trung gian, dàn xếp việc mua bán nợ xấu và hoạt động này không bao gồm bán đấu giá; thứ hai là tư vấn mua bán nợ xấu và là nơi tập hợp, đầu mối, thông tin về các khoản nợ xấu mà các tổ chức tín dụng mong muốn đưa lên giao dịch.

Vì vậy, khi công tác xử lý nợ xấu trong năm 2023 đối mặt với những thách thức được đề cập ở trên, sàn này sẽ khó phát huy hiệu quả.

Xem thêm: lmth.958213tsop-3202-uax-on-iv-cod/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

““Đọc vị” nợ xấu 2023”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools