Báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2022, lạm phát chỉ tăng 3,15%, nguyên nhân là do mặc dù CPI bình quân năm 2022 tăng của một số mặt hàng nguyên liệu tăng so với năm trước như: Giá xăng dầu trong nước tăng 28,01%; giá gạo tăng 1,22%; giá các mặt hàng thực phẩm tăng 1,62%; giá nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 3,11%,.. song giá thịt lợn giảm 10,68% so với năm trước; giá nhà ở thuê giảm 1,83% so với năm trước; giá bưu chính viễn thông giảm 0,37%...
Lạm phát 2023 có thể đạt đỉnh do Việt Nam nhập khẩu nhiều. Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia mức lạm phát 3,15% trong năm 2022 là một kết quả rất lạc quan, tuy nhiên, áp lực năm 2023 sẽ còn lớn hơn rất nhiều bởi độ trễ và tác động của tỷ giá. Vì vậy, nhiều khả năng 2023 sẽ là năm lạm phát của Việt Nam đạt đỉnh.
Bởi chúng ta có độ trễ, nhập khẩu nhiều, tác động vòng 2, vòng 3 của hàng nhập khẩu đến lạm phát tiêu dùng cũng chậm hơn. Theo đó, các yếu tố xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào làm tăng lạm phát ở vòng 1, đến vòng 2, vòng 3 là tác động lên lương thực thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng.
Do đó, năm 2023, chúng ta cũng thuộc lộ trình bắt buộc phải tăng một số giá hàng hoá cơ bản như: Lương cơ bản và cũng đang cân nhắc để tăng giá điện, dịch vụ y tế, giáo dục là những dịch vụ thiết yếu cũng buộc phải tăng.
Thêm nữa, độ trễ của lượng cung tiền trong những tháng cuối năm nay và trong năm tới vẫn khá chậm. Các chuyên gia kỳ vọng trong những tháng tới, vòng quay tiền sẽ ở mức độ nhanh hơn và như vậy áp lực lạm phát sẽ cao hơn, dự báo ở mức 4-4,5%.
Một yếu tố nữa là tỷ giá tăng ở quý IV/2022 cũng sẽ tác động đến lạm phát khi giá hàng hoá nhập khẩu tăng lên do tỷ giá. Mặc dù kết thúc năm 2022 tỷ giá VND/USD chỉ tăng 3,9% song năm tới, nếu diễn biến tỷ giá phức tạp có thể gây áp lực không nhỏ đến lạm phát.